Xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm gần 10% trong 20 ngày đầu tiên của tháng 10 do số vụ phá sản gia tăng đẩy nền kinh tế lớn nhất châu Á này chìm sâu hơn vào tình trạng suy giảm kinh tế.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy 1.429 công ty ở Nhật Bản bị phá sản trong tháng 10/08, mức giảm nhiều nhất kể từ đầu năm nay. Số vụ phá sản công ty đã tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái do các công ty phải vật lộn để tăng quỹ trong bối cảnh thắt chặt tín dụng toàn cầu.
Tình trạng giảm mạnh xuất khẩu phản ánh đà xuống dốc nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu gây trở ngại cho các tập đoàn Nhật Bản như Toyota Motor và Sony, khiến hơn 1.400 công ty phá sản riêng trong tháng qua.
Theo số liệu tạm thời của Bộ Tài chính, trong 20 ngày đầu tiên của tháng 10, xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm 9,9%, trong khi nhập khẩu tăng 3,8%, khiến thâm hụt thương mại lên tới 171,82 tỷ yên (1,76 tỷ USD). Trong tháng 9/08, thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản đã giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái trước tình trạng xuất khẩu trì trệ.
Mấy năm gần đây, Nhật Bản duy trì tốc độ xuất khẩu tăng nhanh giúp nền kinh tế nước này thoát khỏi suy thoái trong thập kỷ 1990. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã giảm trong quý II năm nay và làm gia tăng lo ngại về suy thoái trở lại.
Sau giai đoạn suy thoái thập kỷ 1990, các công ty Nhật Bản đã trở thành động lực chủ chốt thúc đẩy nền kinh tế. Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã thông báo cuối tháng trước về gói kích thích kinh tế mới trị giá gần 300 tỷ USD, bao gồm các biện pháp cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ đối phó với suy giảm kinh tế.
Chính phủ Nhật Bản cho biết xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm ở mức mạnh nhất trong 7 năm qua trong tháng 10/08, khiến cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này bị thâm hụt thương mại lần thứ hai trong 3 năm qua, đồng thời làm tăng triển vọng u ám của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm gần 10% trong 20 ngày đầu tiên của tháng 10 do số vụ phá sản gia tăng đẩy nền kinh tế lớn nhất châu Á này chìm sâu hơn vào tình trạng suy giảm kinh tế.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định, các tập đoàn, tổ chức kinh tế của Nhật Bản, như Sumitomo, Nippon Keidanren, Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương (JETRO)... đã có đóng góp quan trọng hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 11/11, Nhật Bản đã công bố kế hoạch hành động đầu tiên nhằm khuyến khích việc sử dụng rộng rãi năng lượng Mặt Trời, đặc biệt là khu vực nhà nước.
JFE Steel Corp - Tập đoàn thép lớn thứ 3 trên thế giới của Nhật Bản - ngày 11.11 vừa tuyên bố có thể sẽ hủy hoặc hoãn lại hai dự án tổng trị giá 10 - 12 tỉ USD xây dựng nhà máy sản xuất thép ở Brazil và Việt Nam.
Tập đoàn sản xuất xe hơi khổng lồ Toyota Motor Corp. (Nhật Bản) đã hạ 2/3 mức dự đoán lãi ròng trong tài khóa 2008, từ 1.720 tỷ yên trong tài khóa 2007 xuống 550 tỷ yên (5,5 tỷ USD), lần sụt giảm lợi nhuận đầu tiên trong vòng 7 năm qua và là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự phát triển chậm lại của kinh tế thế giới và đồng yên mạnh đã gây ra thiệt hại đáng kể cho hãng này.
Công ty Hải sản Maruha Nichiro của Nhật đang có kế hoạch nhập khẩu một khối lượng lớn cá basa của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu về cá thịt trắng.
Lợi nhuận của 6 trong số 8 hãng sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản đã sụt giảm trong 6 tháng đầu tài khóa 2008.
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh vừa thông qua hai dự án thành lập công ty con tại Nga và Nhật Bản với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỉ đồng.
Tổng thư ký Hiệp hội cao su Việt Nam cho biết: Thị trường Nhật Bản là nơi tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn thứ 3 thế giới, với các chủng loại chủ yếu là cao su tiểu điền sản xuất từ Thái Lan và Indonesia (RSS 3, TSR 20). Cao su Việt Nam chiếm thị phần tại Nhật rất ít, chỉ khoảng 1,3%.
Tập đoàn Denso của Nhật Bản vừa công bố đầu tư 2,2 tỷ yen (21,2 triệu USD) xây dựng một nhà máy phụ tùng ôtô tại ngoại thành Hà Nội vào tháng 2/2009.
Thời gian qua, tại các siêu thị trên khắp Nhật Bản, sản phẩm chuối đang đắt hàng và nguồn cung không đáp ứng so với nhu cầu.
Báo cáo thường niên về tình hình kinh tế Nhật Bản do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể sẽ tiếp tục giảm do những khó khăn của kinh tế Mỹ và những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu.