4) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi, hay phát thưởng bằng cổ phiếu
Thực tiễn TTCK Việt nam hiện nay đã cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp niêm yết muốn thực hiện việc chia cổ tức, chia lãi bằng cổ phiếu. Thực chất đây là đợt phát hành mới và bán cho cổ đông hiện hữu. Quyền “mua” cổ phiếu tiềm ẩn trong hoạt động này và coi như người có quyền dùng luôn tiền thưởng hay cổ tức để mua cổ phiếu mới. Thực chất, hoạt động chia lãi, chia cổ tức và hoạt động phát hành thêm cổ phiếu cùng xẩy ra cùng một lúc.
Ví dụ: CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) đã được phép của UBCKNN phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn dưới hình thức thưởng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 20,9 tỷ đồng lên gấp rưỡi, tức là phát hành thêm 1.045.000 cổ phiếu với trị giá 10,450 tỷ đồng. Ngày cuối cùng để cổ đông đăng ký quyền mua cổ phiếu là ngày 15/10/2004 (Thứ 6). Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày Thứ 4 ngày 13/10. Câu hỏi ở đây là, giá tham chiếu của cổ phiếu này tại ngày 13/10 này là bao nhiêu? Giá trị của quyền bằng bao nhiêu? Biết rằng giá cổ phiếu ngày 12/10 của KHA là 25.500đồng.
Trong trường hợp này, cùng một lúc có 2 sự kiện xẩy ra: KHA phát thưởng và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Mức thưởng là 5.000đồng /cổ phiếu; Phát hành để tăng thêm 50% vốn và giá tính cho người có quyền (cổ đông hiện hữu) với giá 10.000đồng /cổ phiếu. Chúng ta dùng công thức sau:
PR t-1 + (I x PR )-TTH Ptc = ----------------------------- 1+ I
Trong đó : Ptc : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu PRt-1 : là giá chứng khoán phiên trước phiên không hưởng quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu. (25.500đ) I : là tỷ lệ vốn tăng: 50%=0,5 PR : là giá cổ phiếu sẽ tính toán cho người có quyền nhận thưởng bằng tiền (10.000đ) TTH : Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu (5.000 đồng)
Thay số vào ta có: 25.500 + (0.5x 10.000 ) –5.000 P tc (ngày 13/10) = ------------------------------------------ = 17.000 đồng 1+ 0.5
Tức là, nếu ngày 13/10 giá cổ phiếu KHA hình thành là 17.000 đồng/cổ phiếu thì được coi là không có biến động giá, không có tác động đến Vn-Index. Việc giảm giá từ 25.500 đồng /cổ phiếu xuống 17.000 đồng/cổ phiếu chỉ là sự biến động về giá trị, chứ không phải là biến động về giá.
Giá của quyền ở đây là 17.000đồng - 10.000đồng = 7.000đồng
5) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi và đồng thời chia cổ tức bằng cổ phiếu
Ví dụ : Công ty Haphaco đã được phép của UBCKNN chia cổ tức đợt hai bằng cổ phiếu (1.200đ/cổ phiếu), với giá được tính theo mệnh giá là10.000đồng/cổ phiếu, tức là cổ đông có 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 12 cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn với tỷ lệ 2 :1, tức là có hai cổ phiếu cũ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 6/12/04. Chúng ta hãy tính giá tham chiếu của cổ phiếu này vào ngày 6/12/04 theo công thức :
Công thức của chúng ta :
PR t-1 + (I x PR )-TTH- Div Ptc (ngày 6/12) = -------------------------------- 1+ I
Trong đó : Ptc (ngày 6/12) : Là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dich không hưởng quyền nhận thưởng và nhận cổ tức bằng cổ phiếu PRt-1 : Là giá chứng khoán trước khi phát hành chứng quyền. (Giá vào ngày 3/12/2004 là 39.300 đồng) I : là tỷ lệ vốn tăng: 50%+12%= 62%= 0,62 PR : là giá cổ phiếu sẽ bán cho người có quyền hưởng cổ tức và tiền thưởng bằng cổ phiếu (=10.000 đồng) TTH: giá trị tiền thưởng (=5.000 đồng) Div: là giá trị cổ tức (= 1.200 đồng)
39.300 + (0.62x 10.000 ) –5.000-1.200 P tc ngày 6/12 = ----------------------------------------------------- = 24.259 đồng 1+ 0.62
Trong trường hợp này giá trị quyền nhận cổ tức và tiền thưởng bằng cổ phiếu là: 24.259- 1.0000 = 14.259 đồng.
Tuy nhiên, trong thực tế TTGDCK Tp. HCM đã quy định giá tham chiếu của Haphaco ở phiên giao dịch đầu tiên không hưởng quyền (ngày 6/12/04) là 25.000đ (cao hơn giá trị thực hơn 700 đồng). Lẽ ra phải thông báo giá tham chiếu của Haphaco vào ngày 6/12/04 - Phiên giao dịch 931 là 24.300 đồng thay vì 25.000 đồng.
Đây là thông tin quan trọng đối với người đầu tư để họ có cơ sở để giao dịch cổ phiếu trong những phiên trước ngày 6/12 và ngay ngày 6/12
Việc giảm giá của Haphaco từ 39.300 đồng vào phiên giao dịch 930 xuống 24.300 đồng vào phiên thứ 931 không coi là giảm giá và không tính vào Vn-Index, vì đây là khoản giảm giá trị của cổ phiếu chứ không phải giảm giá.
6) Tổng quát hóa
Nếu tất cả các yếu tố kể trên cùng xẩy ra một lúc thì ta tính giá tham chiếu ra sao. Ví dụ cùng một lúc có các sự kiện như sau xảy ra : - Công ty có phát hành thêm chứng quyền để tăng vốn - Công ty có một phần tiền thưởng bằng tiền mặt. - Công ty có chia một phần cổ tức bằng tiền mặt - Công ty có một phần tiền thưởng bằng cổ phiếu. - Công ty có chia một phần cổ tức bằng cổ phiếu. Đồng thời giá cổ phiếu tính cho chứng quyền, quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu, quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu khác nhau. Câu hỏi đặt ra là vào ngày giao dịch không hưởng các quyền trên giá tham chiếu của cổ phiếu tính ra sao? Thực tế đây là bài toán tổng hợp của tất cả các bài toán trên. Chúng ta hãy dùng công thức tổng quát sau:
PR t-1 + (I1 x Pr1 ) + (I2 x Pr2 ) + (I3 x Pr3 ) –TTHcp- Divcp- TTHt -Divt Ptc = ---------------------------------------------------------------------------------------------- 1+ I1 + I2 + I3 Trong đó :
Ptc : Giá tham chiếu trong ngày không hưởng các quyền trên I1 : Tỷ lệ vốn tăng theo phát hành quyền mua cổ phiếu I2 : Tỷ lệ vốn tăng do phát thưởng bằng cổ phiếu I3 : Tỷ lệ vốn tăng do phát cổ tức bằng cổ phiếu TTHcp : Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu Divcp : Giá trị cổ tức bằng cổ phiếu TTHt : Giá trị tiền thưởng bằng tiền Divt : Giá trị cổ tức bằng tiền Pr1 : Giá cổ phiếu bán cho người có quyền mua cổ phiếu Pr2 : Giá cổ phiếu tính cho người được thưởng bằng cổ phiếu Pr2 : Giá cổ phiếu tính cho người được nhận cổ tức bằng cổ phiếu
Trong thực tế, chúng ta có thể dùng công thức tổng quát này để tính toán cho tất cả các trường hợp. Đối với những nhân tố không xẩy ra ta đánh số 0. Đây là kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng thực tiễn khá cao, mong các nhà đầu tư tham gia góp ý, bàn luận thêm.
Việc điều chỉnh giá tham chiếu theo những yếu tố kể trên là những biến động về giá trị cổ phiếu (phải được loại bỏ trong quá trình tính toán Vn-Index), không ảnh hưởng đến chỉ số giá Vn-Index. Trong một số trường hợp, một số người không hiểu về phương pháp tính Vn-Index nên đã giải thích việc giảm Vn-Index là do ngày phát cổ tức, ngày phát hành thêm cổ phiếu, ngày phát thưởng bằng tiền, bằng cổ phiếu... Đây chỉ là sai lầm trong cách nhận biết và liên quan đến một số kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK. ------------------------------------------------------ [1][1] “ Định giá các công cụ phái sinh và một số gợi ý áp dụng vào thị trường chứng khoán Việt nam “ do TS. Tôn Tích Quý – UBCKNN làm Chủ nhiệm đề tài.
Lệnh của khách hàng được chuyền từ Văn phòng công ty chứng khoán đến người đại diện của công ty tại sàn giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán. Các lệnh mua bán được đấu giá với nhau. Kết quả giao dịch sẽ được thông báo lại cho công ty chứng khoán và khách hàng của công ty. Những lệnh được thực hiện sẽ chuyển sang hệ thống thanh toán và lưu ký chứng khoán làm các thủ tục thanh toán chuyển giao chứng khoán và tiền.
rước hết để tiện cho việc theo dõi và phân tích giá cổ phiếu, chúng ta điểm qua một số phương pháp tính giá cổ phiếu. Hiện tại các nhà phân tích chứng khoán trên thế giới dùng khá nhiều phương pháp để tính và dự đoán giá cổ phiếu. Ngoài ra, để đơn giản hoá vấn đề, tác giả sẽ lấy giá cao nhất trong các giá cổ phiếu tính theo các phương pháp trên làm giá trị thực của cổ phiếu được phân tích.
Đầu tư vào CP, với tính chất sinh lợi và rủi ro cao, nhà đầu tư thường sử dụng một lượng tiền khá lớn hoặc cực lớn để kinh doanh CK, do đó, họ rất quan tâm việc dự báo diễn biến giá CP. Nếu dự đoán giá cả diễn biến đúng, sẽ mang lại thành công lớn; và ngược lại, sẽ thua thiệt, thậm chí có khi dẫn đến phá sản. Chính vì vậy, phân tích CP đã trở thành một ngành kinh doanh lớn và có xu hướng ngày càng phát triển - theo đòi hỏi ngày càng cao của nhà đầu tư - vì thị trường ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp hơn.
Ý tưởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng chỉ số giá là phải cố định phần lượng, loại bỏ mọi yếu tố ảnh hưởng về giá trị để khảo sát sự thay đổi của riêng giá. Có như vậy chỉ số giá mới phản ánh đúng sự biến động về giá. Mọi công thức, phương pháp không thực hiện được ý tưởng này đều sai với lý luận và chắc chắn chỉ số giá không phản ánh đúng sự biến động của giá.
Thực tiễn TTCK Việt nam hiện nay đã cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp niêm yết muốn thực hiện việc chia cổ tức, chia lãi bằng cổ phiếu. Thực chất đây là đợt phát hành mới và bán cho cổ đông hiện hữu. Quyền “mua” cổ phiếu tiềm ẩn trong hoạt động này và coi như người có quyền dùng luôn tiền thưởng hay cổ tức để mua cổ phiếu mới. Thực chất, hoạt động chia lãi, chia cổ tức và hoạt động phát hành thêm cổ phiếu cùng xẩy ra cùng một lúc.
Nhà phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán là những người có thể dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai bằng việc phát hiện ra xu hướng giá trong quá khứ. Các biểu đồ thị trường của họ biểu diễn các mô hình có tên gọi rất sống động, như mô hình đỉnh đầu vai với một đỉnh lớn cùng hai đỉnh nhỏ thấp hơn ở hai bên, hay mô hình đáy lớn với một loạt các đáy, mỗi đáy sau lại thấp hơn đáy liền trước... Những thông tin giao dịch tuy rất đơn giản từ các biểu đồ này nhưng lại là lộc trời cho đối với những người biết đọc nó.
William J. ONeil là một mẫu nhà đầu tư chứng khoán thành công tại Mỹ. Khởi nghiệp bằng nghề kế toán viên, ông nhanh chóng bị cuốn vào cơn sốt cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, để rồi với những công thức đầu tư của riêng mình, ông đã trở thành một nhà “phù thuỷ” tại Wall Street khi thu về hàng triệu USD lợi nhuận mỗi năm từ cổ phiếu. Hiện William là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành hãng nghiên cứu đầu tư William J. ONeil & Company do chính ông thành lập.
Tiêu chuẩn Mitcel được sử dụng để phân tích và đánh giá các doanh nghiệp đặc biệt khi doanh nghiệp tham gia kinh doanh hay niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tiêu chuẩn này nhằm giúp cho người đầu tư dự đoán được mức thu lợi cũng như dự phòng được rủi ro. Nói một cách đơn giản nhất, ta có thể đưa ra 6 yếu tố ảnh hưởng chính là nội dung chủ yếu của tiêu chuẩn Mitcel và đánh giá theo thang điểm gồm bốn cấp: mạnh - trung bình - mạo hiểm - rủi ro cho từng yếu tố.
Rủi ro trong đầu tư CK được định nghĩa là sự dao động của lợi nhuận mong đợi, do vậy để đạt được tỷ lệ lợi nhuận cao trong đầu tư chứng khoán, vấn đề đặt ra là phải quản lý được mức rủi ro này. Rủi ro là kết quả không mong đợi vì nó luôn đi cùng với những khoản đầu tư chứng khoán (CK). Rủi ro trong đầu tư CK được định nghĩa là sự dao động của lợi nhuận mong đợi, do vậy để đạt được tỷ lệ lợi nhuận cao trong đầu tư chứng khoán, vấn đề đặt ra là phải quản lý được mức rủi ro này.
Việc xác định thời điểm tốt nhất để bán ra cổ phiếu được xem là khá khó khăn đối với các nhà đầu tư, cho dù đó là những nhà đầu tư nghiệp dư hay Soros hoặc John Neff . Bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng mong muốn đầu tư vào những công ty mà cổ phiếu có khả năng sinh lợi cao, giá cổ phiếu có xu hướng tăng mạnh, hoặc ít nhất cũng phải ổn định.
Lý do của việc xác định giá phát hành theo cách này là để cung cấp cho các cổ đông cơ hội đặt mua các cổ phiếu mới phát hành tại mức giá thấp nếu có thể. Các cổ đông hiện hữu thường tạo các quyết định mua hoặc không đối với các cổ phiếu mới trước ngày không quyền. Với lý do thời gian từ ngày không quyền tới lúc đặt mua thường lớn hơn 2 tháng, các cổ đông hiện hữu dễ bị đặt vào các tình huống biến động giá quá mức.
Nhân tố quan trọng quyết định thành công của việc đầu tư vào công ty phát hành là thông qua việc tìm hiểu công ty thực hiện những hoạt động kinh doanh nào và các đối thủ cạnh tranh của công ty là ai. Bạn cũng có thể nêu ra câu hỏi liệu công ty phát hành có đăng ký bằng sáng chế cho sản phẩm của mình không, vì điều này sẽ giúp công ty có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh của mình. Công ty phát hành có sử dụng công nghệ cao không? Công ty có khả năng điều tiết giá cả không? Hay đây cũng chỉ là một công ty nữa trong một lĩnh vực kinh doanh vốn đã rất tràn ngập?
Hiểu một cách khái quát nhất thì danh mục đầu tư là một tập hợp gồm ít nhất hai loại chứng khoán trở lên. Mục đích cơ bản nhất của việc xây dựng và quản lý một danh mục đầu tư là đa dạng hoá nhằm tránh các khoản thua lỗ quá lớn. Khi bạn đồng thời đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau, sự thua lỗ của một loại chứng khoán chỉ có tác động nhỏ đến toàn bộ danh mục, thậm chí nhiều khi bạn có thể bù lỗ bằng lợi nhuận thu được từ các chứng khoán khác trong cùng một danh mục đó.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền: