Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Suy thoái kinh tế: Từ góc nhìn một chủ DN nhỏ

Tập hợp lại - DN sẽ đủ tiềm lực và sức mạnh để thành công

Tập hợp lại - DN sẽ đủ tiềm lực và sức mạnh để thành công
Người dân Việt Nam chuẩn bị đón cái Tết thứ ba kể từ khi gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Tết đầu tiên, năm 2006 phấp phỏng hi vọng, hồ hởi chờ đợi một sự thay đổi. Tết thứ hai, năm 2007 người người vui tươi, nhà nhà phấn khởi, chứng khoán thì trên 1.000 điểm, GDP đạt 8,48%... Đón Tết 2008 các chủ DN gặp nhau là hỏi "Trả hết nợ ngân hàng chưa?" "Hàng tồn kho nhiều không?". Người lao động thì nghi ngờ: "Sang năm có còn việc làm không?". Chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam lại gần với mọi biến chứng của kinh tế thế giới đến vậy. Tôi xin chia sẻ với độc giả tâm trạng của một người chủ DN nhỏ trong không khí Tết đến Xuân sang này.
 

Năm mới kể chuyện cũ

Chuyện cũ rích là chuyện năm 2007- một năm thắng lợi chung của nền kinh tế - GDP đạt 8,48%, xuất khẩu có 10 mặt hàng có giá trị trên 1 tỷ USD, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt hơn 23 tỷ USD, chỉ số VNIndex cao chưa từng có... Cuối năm báo chí đua nhau loan tin Cty này thưởng hàng trăm triệu, DN kia chia cổ tức hai, ba chục phần trăm. Người người tấp nập ra nộp tiền mua xe khiến các đại lý xe hơi cháy hàng khét lẹt, ai muốn lấy xe chạy Tết thì nộp thêm vài ngàn USD lót tay. Các khu vui chơi, các điểm du lịch đua nhau chen chúc.
 

Ấy vậy mà chỉ sau "tháng giêng là tháng ăn chơi" tới tháng 3/2008 những triệu chứng của cơn sốt nóng âm ỉ trở thành bệnh. Giá lương thực, thực phẩm tiên phong trong phong trào tăng giá. Giá các loại nguyên liệu như sắt thép, xi măng, hạt nhựa cũng theo đà thẳng tiến. Ngược chiều với điều đó là giá chứng khoán tụt dốc không phanh. Nhưng đến nửa cuối năm thì giá các mặt hàng đua nhau giảm, gạo thừa ê hề, thịt bò, thịt lợn nhập khẩu rẻ ngang thịt lợn sề trong nước. Ai cũng nơm nớp một năm thất nghiệp, giảm lương, giãn thợ...
 

Câu chuyện của tôi cũng chẳng ngoài luồng. Năm 2007, các DN đổ xô đi làm thương hiệu, quan hệ truyền thông, PR... đã khiến tôi đổi được xe ôtô mới, nhân viên người đổi xe máy, người sửa nhà cửa. Thưởng Tết, lương tháng 13, đi nghỉ lễ, chơi xuân khiến cho ai ai cũng vui tươi. Năm 2008 tưởng chừng sẽ dồn sức mở rộng thị trường, nhưng thực tế chi nhánh chẳng những không mở được mà xe hơi phải bán đi để tránh bão lãi suất. Nhân viên phải cắt giảm để có ngân sách tăng thêm phụ cấp trượt giá cho những người còn lại. Khách hàng thân quen thì nợ tiền, xù nợ. Khách hàng đang chuẩn bị ký hợp đồng thì hết delay lại đến cancel (hoãn, hủy), khách hàng mới thì như bóng chim tăm cá. Tương lai thật mờ mịt.
 

Ngày mai sẽ ra sao ?

Chẳng có con đường nào khác nếu không muốn “bỏ xác ngoài chiến địa” trong cuộc cạnh tranh khủng khiếp trên thương trường vào giai đoạn khốn khó này. Bài học DN của tôi cũng có thể cho các chủ DN nhỏ và vừa bè bạn một kinh nghiệm vượt khó.
 

Giải pháp của chúng tôi là tìm cách sáp nhập DN của mình với một DN lớn đủ tiềm lực vốn và kinh nghiệm quản trị. DN của tôi có hai sản phẩm chính đã có doanh thu tốt là dịch vụ ảnh và dịch vụ PR. Toàn bộ nhân lực trong hai dịch vụ này được giữ lại với mức thu nhập được cân đối giữa ba yếu tố, bảng lương cũ, cách tính lương theo Cty mới và thực tế doanh thu theo kế hoạch dự kiến. Một số người sẽ phải chia tay với Cty nhưng đó là số ít và là điều không thể tránh khỏi để có thể xây dựng những sản phẩm dịch vụ mới cho Cty sáp nhập một cách tốt nhất. Cơ sở tài chính để sáp nhập được căn cứ vào lượng vốn, doanh thu và đội ngũ nhân lực cũng như chính những khách hàng của doanh nghiệp được tính gộp thành tổng vốn khi sáp nhập vào tập đoàn mới đảm bảo cho những đồng sự góp vốn, góp công trong DN cũ của tôi được bảo toàn và trả giá cao nhất cho những đóng góp trong quá khứ.
 

Vậy là Tết này chúng tôi lại có thể hưởng một cái Tết ít lo lắng cho tương lai hơn các DN đang loay hoay mà chưa tìm được đường tự cứu khác. Nói nhại theo kiểu của Laura Ries là “kinh doanh thoái vị, M&A lên ngôi”, mỉm cười lên các bạn doanh nhân, chúng ta sẽ tìm được cách tiến bước trên con đã chọn. Quả thật trong bão suy thoái này chỉ có 2 cách hoặc dựa vào nhau để cùng chống chọi hoặc núp bóng một trái núi hay một cây đại thụ nào đó. Chắc chắn trong năm 2009 hai dịch vụ là M&A và Franchising (nhượng quyền thương hiệu) sẽ làm không hết việc.

Đó cũng là lối thoát không chỉ riêng DN của tôi!

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Khủng hoảng kinh tế thế giới không dịu trước 2010
  • Sóng gió 2008 vẫn tiếp tục "tàn phá" trong năm 2009
  • Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng mạnh tới các nước khu vực đồng Euro
  • Báo chí Đức ca ngợi Việt Nam đối phó thành công khủng hoảng tài chính trong nước
  • Hai góc nhìn về khủng hoảng kinh tế
  • Châu Á tung tiền vượt khó!
  • 7 biện pháp ngăn suy giảm kinh tế của Ngân hàng Nhà nước
  • Thâm hụt ngân sách của Mỹ dự kiến sẽ lớn nhất trong lịch sử trong năm nay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!