Các nhà kinh tế của IMF đã nghiên cứu lịch sử tất cả các thảm họa tài chính toàn cầu và khu vực từ năm 1970-2011. Tuy nhiên cũng còn có một điềm báo khác nữa – đa phần các cuộc khủng hoảng đều diễn ra vào năm trước bầu cử ở những nước lớn. Mà năm nay, ai cũng biết rằng, sẽ có cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ và sự thay đổi chính phủ theo kế hoạch ở Trung Quốc.
Luke Leuven và Fabian Valencia từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã tiến hành thu thập lượng lớn các sự kiện – hai người đã nghiên cứu 147 cuộc khủng hoảng ngân hàng, 13 trong số đó là của cùng vài nước. Ngoải ra, hai ông cũng nghiên cứu 213 cuộc khủng hoảng tiền tệ và 66 cuộc khủng hoảng nợ công. Phần lớn các cuộc khủng hoảng ngân hàng trên thế giới đều bắt đầu vào nửa cuối năm và đỉnh điểm của chúng là vào tháng 9 và tháng 12.
Các nhà kinh tế đã quyết định coi những dấu hiệu căng thẳng đầu tiên trong hệ thống ngân hàng là ngày bắt đầu cuộc khủng hoảng. Chẳng hạn, nếu như nói về cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa qua, thì ở Mỹ và Anh, khủng hoảng bắt đầu từ 2007, ở Nigieria – 2009 và ở các nước khác bắt đầu vào 2008.
Chính các tác giả của bản nghiên cứu cũng không giải thích nổi vì sao thời điểm bắt đầu khủng hoảng lại cứ rơi vào tháng 9. Tuy nhiên, các tác giả của blog Free Exchange của tạp chí The Economist đã đưa ra một số giả thuyết giải thích: Điều đó có thể liên quan tới thời điểm kết thúc tài khóa ở Mỹ vào 30/10 hàng năm.
Có khả năng điều đó liên quan tới tình trạng hoạt động kinh doanh suy giảm vào mùa hè, các chính trị gia nghỉ phép. Vì sự tạm lắng này, mà việc quyết định những vấn đề kinh tế bức xúc bị hoãn lại.
Nhà kinh tế nổi tiếng - Kenett Rogoff – cho rằng, các cuộc khủng hoảng thường xảy ra vào những năm bầu cử và thường xảy ra vào cuối năm. Các chính trị gia trước đó nhiều tháng đều hoãn giải quyết những vấn đề quan trọng nhất.
Hơn nữa, giống như đã xảy ra ở Hy Lạp, họ cố gắng giấu dân chúng sự thật vàng lâu càng tốt. Điều này có thể đang xảy ra ở Mỹ: ca những người Dân chủ lẫn những người Cộng hòa đều không thể giải quyết các vấn đề về ngân sách của Mỹ cho tới tận bầu cử tháng 11 này. Bởi vậy, ngay năm sau hoặc thậm chí còn sớm hơn nữa, nền kinh tế Mỹ lại rơi vào suy thoái.
Tại Trung Quốc, nơi đang diễn ra những thay đổi của Đảng cầm quyền, lịch sử cũng tương tự.
Đó là lí do vì sao người ta tin rằng năm nay sẽ xảy ra khủng hoảng – hoặc là vào tháng 9, hoặc là vào tháng 12 – ngay sau thời gian bầu cử ở Mỹ.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng đắt giá nhất xảy ra tại Ireland
Trong tất cả 40 năm mà các nhà kinh tế của IMF nghiên cứu, châu Âu là khu vực “yên tĩnh” nhất: trong chừng ấy năm, ở châu lục này chỉ xảy ra có một cuộc khủng hoảng. Nhưng cuộc khủng hoảng ấy cho đến nay vẫn chưa kết thúc và có thể đưa toàn bộ thế giới đến chỗ sụp đổ về tài chính.
Phần lớn các cuộc khủng hoảng đều xảy ra ở các nước châu Phi, Mỹ Latinh – hơn 4 cuộc trong khoảng thời gian 40 năm mà các nhà kinh tế nghiên cứu. Sau đó tới Mỹ và Nga.
Các nước an toàn nhất thế giới là Canada và Australia.
Thời kỳ yên ổn nhất trong 40 năm qua là đầu những năm 2000. tuy nhiên, ngay lúc đó cũng đã phải lo lắng: phía sau sự bùng nổ tín dụng thường là khủng hoảng ngân hàng. Thế là cuối thập niên trước đã xảy ra điều đó.
Cuộc khủng hoảng ở châu Âu hiện nay đã có thể biết trước vào năm 2008. Thường là sau các cuộc khủng hoảng ngân hàng là đến khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng nợ công. Sau 16% các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong vòng 3 năm là đến khủng hoảng tiền tệ. Còn 21% các cuộc khủng hoảng ngân hàng đã dẫn tới khủng hoảng nợ công.
Các nhà kinh tế đã xếp hạng những cuộc khủng hoảng đắt giá nhất trong 40 năm qua: các chính phủ phải chi bao nhiêu tiền để khắc phục khủng hoảng, nợ nần đã tăng lên như thế nào và sản xuất sụt giảm ra sao.
Nạn nhân của top 10 cuộc khủng hoảng gần đây chỉ có Ireland và Iceland. Ireland là nhà vô địch - đó là nước duy nhất trong 40 năm qua rơi vào top 10 cuộc khủng hoảng xét trên cả 3 loại (10 cuộc khủng hoảng dẫn tới tăng chi ngân sách nhiều nhất; 10 cuộc khủng hoảng dẫn tới tăng nợ công mạnh nhất; 10 cuộc khủng hoảng làm tổn thất sản xuất nhiều nhất).
Các nước phát triển dựa quá mức vào chính sách kinh tế vĩ mô
Khủng hoảng ở các nước phát triển thường nghiêm trọng hơn – tại các nước này sản xuất giảm mạnh và nợ công tăng nhanh hơn. Tại các nước đang phát triển, khủng hoảng chủ yếu làm suy yếu tiền tệ và chảy vốn đầu tư.
Các nhà kinh tế cho rằng tình trạng này do chính phủ các nước phát triển dựa quá mức vào chính sách kích thích kinh tế vĩ mô. Ví dụ, nếu như chính sách của các nước phát triển nhằm vào việc ngăn chặn tình trạng sản xuất giảm nghiêm trọng, thì các ngân hàng lại không cố gắng nhanh chóng tái cơ cấu tài sản của mình. Điều này sau đó có thể dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài trong nền kinh tế.
Các nước phát triển bảo hiểm cho các nghĩa vụ của ngân hàng. Ngoài ra, họ thường xuyên tái cấp vốn và hỗ trợ thanh khoản. Các nước đang phát triển đối phó với khủng hoảng ngân hàng bằng những phương pháp kém văn minh hơn: chẳng hạn như họ kết đông tiền gửi. Kết quả là, kinh tế các nước đang phát triển suy sụp mạnh hơn, nhưng thay vào đó, nó lại hồi phục nhanh hơn./.
Theo ML
VEN