Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Cơn địa chấn
tài chính thực sự nổ ra vào ngày 7/9 khi hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Maebuộc phải được Chính phủ tiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá sản. Sự kiện này tiếp tục châm ngòi cho vụ đổ vỡ với những tên tuổi lớn khác. Vào ngày 15/9, Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản. Đúng 10 ngày sau, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ đôla. Ngoài ra, do khủng hoảng tài chính, ngân hàng đầu tư số một nước Mỹ, Merill Lynch cũng bị thâu tóm bởi Bank of America. Chính phủ đã buộc phải bơm 85 tỷ đôla vào AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, để tránh cho thị trường tài chính nước này một kết cục tồi tệ hơn.
Tháng 9 và 10 cũng trở thành giai đoạn đen tối với phố Wall khi chỉ số Dow Jones sụt tới 25% giá trị chỉ sau một tháng kể từ ngày 15/9. Kể từ sau giai đoạn này, biến động tại phố Wall trở nên khó lường hơn với nhiều kỷ lục cả tăng và giảm tồn tại trong hàng chục năm đã bị phá.
Xen giữa những sự kiện trên, 9 tháng đầu năm cũng chứng kiến các cơn sốt dầu, lương thực.Đặc biệt là giá dầu, từ mức 90 đôla một thùng vào đầu năm đã leo lên trên 100 đôla vào 20/2 và lập kỷ lục trên 147 đôla một thùng vào 11/7. Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh vào tháng 7, giá dầu bất ngờ lao dốc không phanh chưa đến 40 US/thùng vào giữa tháng 12.
Quay trở lại với diễn biến của khủng hoảng tài chính, tình trạng thị trường tài chính đóng băng ngày càng tồi tệ đã khiến Ngân hàng Trung ương Mỹ, Anh, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác phải cắt giảm lãi suất hàng loạt để khơi thông dòng vốn. Mỹ kể từ đầu năm đến nay đã 8 lần cắt giảm lãi suất, từ đó lãi suất cơ bản từ 5% đã xuống chỉ còn 0,25%.
Không dừng lại ở các điều chỉnh tài khóa, các quốc gia trên cũng tích cực bơm tiền nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các tập đoàn tài chính, cũng như kích thích hoạt động tiêu dùng và cho vay.
Bước vào quý IV, cuộc khủng hoảng kinh tế được đẩy lên một nấc thang mới khi nền tài chính và kinh tế của nhiều quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng. Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật, và EU tuyên bố rơi vào suy thoái. Mỹ, lần đầu tiên sau 8 năm, chính thức thừa nhận đã lâm vào tình trạng trên từ tháng 12/2007. Điều tương tự cũng xảy ra với Nga, cường quốc kinh tế lớn thứ 4 thế giới.
Lãnh đạo kinh tế Mỹ và châu Âu chưa hết khốn đốn vì khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, Mỹ và EU lại một lần nữa rung chuyển khi vào giữa tháng 12 vụ lừa đảo lớn chưa từng có do Benard Madoff thực hiện bị phanh phui.
Nền kinh tế Việt Nam cũng không khỏi bị tác động ảnh hưởng từ kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP 2008 dự kiến đạt 6,23%, tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (8,16%) và cả năm 2007 (8,5%). Lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm đe dọa sự bất ổn của kinh tế vĩ mô và gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Nhờ tác động của những gói giải pháp của Chính phủ, CPI đã được kiềm chế (giảm phát liên tiếp trong 3 tháng 10, 11 và 12). Dự kiến lạm phát 2008 ở mức 19,9%. Nhập siêu sau khi tăng mạnh trong quý II (16,9 tỷ USD) cũng đã được kìm hãm trong quý III, tuy nhiên vẫn ở mức cao. Tính đến nay, giá trị xuất khẩu đạt 58.5 tỷ USD, trong khi nền kinh tế phải chi 75,4 tỷ USD cho hàng nhập khẩu, đưa nhập siêu lên 16,9 tỷ USD (bằng 29% giá trị hàng xuất khẩu). Tính từ đầu năm đến 19/12, đã có tổng số 1.171 dự án FDI được cấp mới vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD (phía Việt Nam chiếm khoảng 10%), tăng 222% so với năm 2007. Vốn giải ngân tháng 12 trên cả nước là 1,45 tỷ USD, là tháng có số vốn giải ngân đạt cao nhất cả năm 2008. Với con số này, vốn giải ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Chuẩn bị bước vào năm 2009, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, Chính phủ đã đưa ra 5 nhóm giải pháp trong đó đặc biệt là 2 gói kích cầu trị giá 1 tỷ USD và 6 tỷ USD. Biên độ tỷ giá cũng được nới rộng hơn 3% kể từ 25/12/2008. |
( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com