Theo thông báo mới đây của Ủy ban châu Âu (EC), trong khu vực đồng Euro, chỉ số tín nhiệm của giới chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng đã giảm mạnh trong năm 2008, mất 8 điểm, chỉ còn 67,1 điểm. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 1985, khi châu Âu tiến hành điều tra trong lĩnh vực này.
Trước đó, tháng 12/2008, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo trong năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực đồng Euro sẽ giảm khoảng 0,6%. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng dựa vào tình hiện này thì dự báo của WB quá lạc quan và nhấn mạnh nền kinh tế châu Âu đang rơi vào một vòng xoáy luẩn quẩn mà chưa biết thời điểm thoát khỏi tình trạng suy thoái. Nhiều người trông đợi Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có thể giúp "lục địa già" thoát khỏi suy thoái nhưng đầu tàu này cũng đang phải đối mặt với nhiều trở ngại phía trước. Trong tháng 10/2008, xuất khẩu của Đức giảm 10,6%, thặng dư cán cân thương mại không ngừng giảm, chỉ còn khoảng 9,7 tỷ Euro trong tháng 11 so với 16,4 tỷ của tháng 10. Cuối năm 2008, lần đầu tiên kể từ 3 năm qua, thất nghiệp tại Đức đã vượt qua ngưỡng 3 triệu người. Hệ thống ngân hàng, vốn vẫn được coi là vững chắc, cũng đang rơi vào tình trạng nguy kịch. Ngày 8/1/2009, Berlin đã buộc phải quốc hữu hóa một phần ngân hàng thương mại đứng hàng thứ hai, Commerzbank, nhằm cứu ngân hàng này khỏi bị phá sản.
Các chuyên gia kinh tế châu Âu cho rằng kinh tế khu vực đồng Euro ngày càng lún sâu vào suy thoái do chính phủ các nước chỉ đưa ra được những giải pháp chấn hưng yếu ớt, chậm chạp so với các nước khu vực khác, đồng thời Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn duy trì lãi suất cao 2,5%. Châu Âu cần một giải pháp mạnh, gây sốc trong lĩnh vực tiền tệ và ngân sách, để ngăn cản đà suy thoái của các nền kinh tế trong khu vực./.
(Theo vov )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com