Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Australia (7): Nền kinh tế Austalia - Phần 4: Triển vọng kinh tế

4.Triển vọng kinh tế

Theo dự tính của chính quyền liên bang, nền kinh tế sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2004-2005, giảm so với mức dự kiến là 3,5% trong tổng mức ngân sách 2004-2005 và 4% trong năm 2003-2004. Điều này cũng trùng khớp với dự báo của CCI, tuy nhiên, trong khi CCI cho rằng lĩnh vực ngoại thương tăng trưởng mạnh và kinh tế trong nước phát triển chậm thì Chính quyền Liên bang lại đưa ra dự báo vị thế xuất khẩu ròng của Australia sẽ giảm trong khi kinh tế nội địa lại có bước tăng trưởng khá.


Xuất khẩu được dự báo tăng trưởng ở mức 4% trong năm 2004-2005 cùng với ty giá trao đổi ngoại tệ tăng (dự đoán sẽ dao động ở mức trung bình trong những tháng gần đây 1A$~70 cent). Theo Chính quyền Liên Bang, tỷ giá ngoại tệ tăng cùng với sự phát triển của kinh tê trong nước sẽ đảm bảo tăng trưởng nhập khẩu ở mức ổn định 10% trong năm 2004-2005.

Trong khi xuất khẩu có triển vọng tăng trưởng vừa phải thì kinh tế trong nước được dự đoán phát triển ở mức cao hơn, đạt 4,5% trong năm 2004-2005. Triển vọng tiêu dùng cũng tiếp tục tăng trưởng trong khi đầu tư dậm chân tại chỗ và không hi vọng tăng trong năm 2004-2005. Tăng trưởng đầu tư kinh doanh dự kiến vẫn ở mức cao là 7& trong năm 2004-2005.

Thị trường lao động hi vọng vẫn ở mức ổn định trong năm 2004-2005 với tỷ lệ tăng trưởng đội ngũ lao động là 2% và tỷ lệ thất nghiệp khoảng 5,5%. Lạm phát sẽ giữ ở mức thấp là 2,25% trong biên độ dự kiến của Ngân hàng Dữ trữ Liên bang Australia, chỉ tăng nhẹ so với mức 2% trong ngân sách năm 2004-2005 do giá dầu thế giới tăng cao.

Chính quyền Liên bang dự kiến GDP của Australia sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm 2005-2006 và 3,5 trong những năm tiếp theo do có sự phát triển của lĩnh vực ngoại thương và nhu cầu tiêu dùng trong nước tiếp tục tăng. Tuy nhiên, tăng trưởng nhu cầu chỉ ở mức vừa phải do tiêu thụ tăng trưởng chậm và các hoạt động đầu tư cũng chững lại. Tăng trưởng đội ngũ cũng sẽ ổn đinh sau giai đoạn 2004-2005. Điều này góp phần giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức khoảng 5,5%. Tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ ở mức 2,25% trong năm 2005-2006 và tăng lên 2,5% trong 2 năm tiếp theo.

Vào tháng 10/2004, Chính phủ Liên minh bảo thủ, đứng đầu là Thủ tướng John Howard, đã trở lại nắm quyền với đa số ghế trong thượng viên. Nhờ số ghế áp đảo, Chính phủ có thể sẽ đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện thị trường lao động và năng cao tính cạnh tranh của hệ thống thuế Liên bang.

Chương trinh cải cách vi mô của Chính phủ đã lại mang lại lợi ích thiết thực, đặc biệt đối với các nhà xuất khẩu Australia. Theo hệ thống thuế mới, thuế doanh thu bán sỉ trước đây đã được thay thế bằng thuế hàng hoá - dịch vụ (GST) và các loại htuế thấp hơn bao gồm việc giảm thuế doanh nghiệp từ 36% xuống 30%, một trong những mức thế thấp nhất trong khu vực.

Bên cạnh đó, hàng hoá xuất khẩu của Australia sẽ được miễn giảm thuế GST, tạo cho các nhà xuất khẩu Australia một lợi thế tương tự so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Việc cải cách hệ thống thuế kinh doanh gần đây, bao gồm hạ thấp thuế doanh nghiệp, tạo một hệ thống thuế mang tính cạnh tranh toàn cầu cũng như đưa ra những khuyến khích đối với đầu tư vốn sẽ giúp Australia trở thành địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Cạnh tranh trong nước, cam kết cải cách kinh tế vi mô, lực lượng lao động có trình độ, chính sách tài chính có hiệu quả và môi trường tài canh tranh đã giúp Australia trở thành một nền kinh tế ổn định với các thành phần kinh tế đa dạng. Những nền tảng kinh tế có triển vọng cũng góp phần tạo cho Australia ít bị ảnh hưởng bởi những biến động xấu của thị trường thế giới.
 

( Nguồn: Sưu tầm trên internet )