Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Australia (9): Quan hệ Việt Nam - Australia - Phần 2: Xúc tiến thương mại và đầu tư

3.Xúc tiến thương mại

Trong năm 2004, Bộ Thương mại đã tổ chức thành công đoàn giao thương đi Australia và New Zealand theo chương trình XTTM trọng điểm quốc gia 2004 với 18 doanh nghiệp và 5 ngành hàng chủ lực. Kết quả là đã kết nối được trên 120 các cuộc gặp gỡ giưa các đối tác hai bên trong thời gian giao thương.Trong đó, 16 biên bản ghi nhớ đã được thống nhất và ký kết, 13 hợp đồng và thoả thuận đã được ghi nhận giữa hai bên. Ngoài ra, còn khoảng 23 công ty nhập khẩu từ Australia cam kết và hưa hẹn sẽ sang Việt Nma để tham quan cáccơ sở sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam và sẽ tiến tới ký kết cụ thể các hợp đồng cung cấp hàng hoá vào cuối năm 2004 và đầu năm 2005, cũng như đưa ra các quyết định lựa chọn chuyển nhà cung cấp (nhất là đối với hàng dệt may) từ một số đối tác hiện tại ở các nước trong khu vực sang Việt Nam.

4.Tình hình đầu tư

Tính đến 31/12/2004, Australia có 133 dự án được cấp giấy phép với 1,042 tỷ US$ vốn đầu tư vào Việt Nam. Tổng mức vốn thực hiện đạt 312 triệu US$, doanh thu đạt 1,115 tỷ US$ trong năm 2003 và sử dụng 5.958 lao động. Các dự án của Australia đã có mặt tại 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam, chủ yếu tập trung vào 4 lĩnh vực là bưu chính- viễn thông, công nghiêp nặng, công nghiệp thực phẩm, các dịch vụ giáo dục, tài chính, y tế, bảo hiểm … và đã mang lại hiệu quả tôt, góp phần tích cực vào sự phát triển của Việt Nam.

Đến nay, có hơn 120 công ty của Australia đã và đang hoạt động tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như khai khoáng, dầu khí, chế biến thực phẩm, dịch vụ, sản xuất vật liệu xây dựng, khách sạn, bưu chính viễn thông, y tế … Australia có thế mạnh đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Trong những năm gần đây, các công ty Australia đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm và nước giải khát ở Việt Nam đã tăng đáng kể, nhất là trong sản xuất bia, chế biến thực phẩm từ bơ sữa, đóng gói đồ uống v.v… Năm 1996, Australia đã xuất khẩu thực phẩm và nước giải khát sang Việt Nam đạt giá trị 37,8 triệu A$.

5.Nhận định về sự phát triển quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư với Việt Nam

Thuận lợi

Việt Nam và Australia cùng nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đầy tiềm năng; đều mong muốn tăng cường mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ hai nước đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Biểu hiện sinh động của chiều hướng tốt đẹpđó là sự hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển văn hoá, giáo dục đào tạo. Không chỉ trong khuôn khổ song phương, sư hợp tác giữa hai nước còn phát triển mạnh mẽ trong khuôn khổ đa phương. Là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN – Australia, Việt Nam luôn ủng hộ Australia - nước có vị trí địa lý gần gũi, quan hệ hợp tác phát triển lâu đời với ASEAN và là nước có vị trí quan trọng trong khu vực và thế giới, được tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình hội nhập khu vực Đông  Á.

Cho đến nay, người tiêu dùng Australia đã quen thuộc với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam và với việc Australia tiêpớ tục thực hiện cam kết mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại, trong thời gian tới, các nhà xuất khẩu Việt nam sẽ có them nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia xúc tiến thương mại sang Australia, bên cạnh những mặt thuận lợi, có nhiều điều mà các nhà xuất khẩu của nước ta cần nắm bắt kỹ để thâm nhập hơn và có hiệu quả hơn vào thị trường Australia.

Khó khăn

Thị trường hai nước xa cách về địa lý và khác biệt về thị hiếu tiêu dùng. Doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường và gặp khó khăn trong các hoạt động tìm hiểu thị trường và XTTM.

Thị trường Australia không áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, thuế suất đối với hàng dệt may và giày dép rất cao, hiện tại mức thuế tương ứng của hai mặt hàng này là 25% và 17,5% và giảm xuống còn 17,5% và 12,5% kể từ ngày 1/1/2005. Mức thuế suất kể từ ngày 1/1/2005 sẽ là 12,5% và 7,5%. Trong khi đó, sự cạnh tranh với các đối tác như Trung Quốc và một số nước ASEAN ngày càng gia tăng bởi lợi thế lớn của các nước hiện tại đối với mặt hàng dệt may và đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ sẽ tiếp tục khống chế thị trường thế giới (phân chia lại bản đồ dệt may thế giới) đối với mặt hàng này khi hạn ngạch được dữ bỏ theo hiệp định đa sợi kể từ ngày 1/1/2005.

Hàng thực phẩm, hoa quả và nông sản nhập khẩu vào Australia đều phải yêu cầu trải qua quá trình Phân tích rủi ro nhập khẩu (IRA) của cơ quan An toàn sinh học (Biosecurity Australia – BA). Phần này do Cơ quan chức năng của hai bên thực hiện và việc triển khai phụ thuộc vào quan hệ và tiến độ giải quyết giữa Australia với từng đối tác, trong khi đó sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Australia khá chậm chạp.

Chính sách thương mại và thuế của Australia khá minh bạch, nhưng hàng rào phi thuế quan (các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, …) khá chặt chẽ.
 

( Nguồn: Sưu tầm trên internet )