Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

8 dự đoán về kinh tế châu Á trong năm 2009

Trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng và sản xuất công nghiệp của nhiều nền kinh tế ở châu Á đã sút giảm nghiêm trọng, viễn cảnh kinh tế khu vực này trong nửa đầu năm 2009 sẽ xấu đi. Đây là nhận xét chung của các trang mạng kinh tế hàng đầu thế giới như Business Week, Economist, Forbes và Wall Street Journal.

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, các nhà phân tích kinh tế cho rằng nhiều nền kinh tế châu Á đã phản ứng kịp thời với sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu bằng các biện pháp tài chính và tiền tệ để trợ giúp tính thanh khoản và cứu trợ nền kinh tế.

Bất ổn chính trị và rủi ro xã hội vẫn là mối lo ngại lớn và sẽ trở thành thách thức đối với các chính phủ khu vực.

Theo các nhà phân tích, các nhà hoạch định chính sách châu Á  sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc việc định hướng cho đất nước mình trong giai đoạn này, do bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là chưa từng có tiền lệ.

Mặc dù các định chế tài chính châu Á vẫn duy trì được một khoảng cách an toàn đối với các sản phẩm tài chính độc hại nhất, cán cân thanh toán nói chung an toàn và các khoản nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát, thì châu Á vẫn nằm trên "tuyến lửa" suy thoái toàn cầu.

Trong bối cảnh như vậy, các nhà phân tích đã đưa ra 8 dự đoán cho nền kinh tế châu Á trong năm 2009 như sau:

1. Tăng trưởng của các nước châu Á, trừ Nhật Bản, trong năm 2009 sẽ thấp hơn mức tăng trưởng trong giai đoạn suy thoái năm 2001, ở mức 5%. Do quá trình sụt giảm kinh tế toàn cầu có thể kéo dài nên nhu cầu trong nước của các nước châu Á sẽ phục hồi chậm vào cuối năm 2009 hoặc đầu năm 2010.

2. Các đồng tiền ở châu Á sẽ tiếp tục mất giá so với đồng USD. Có thể vào nửa cuối năm sau, các khoản nợ công của Mỹ sẽ gây sự đảo chiều liên tục đối với một số đồng tiền trong khu vực này.

3. Kinh doanh nhà đất không còn là "thiên đường" an toàn vì cuộc khủng hoảng tín dụng đang diễn ra trên các thị trường nhà đất trong khu vực mặc dù chính phủ đã có những biện pháp hạ lãi suất ngân hàng. Kinh doanh nhà đất tại Hongkong (Trung Quốc) và Singapore sẽ chịu ảnh hưởng lớn của việc cắt giảm trong lĩnh vực tài chính.

4. Mặc dù có những chính sách kích cầu của chính phủ, giá trị cổ phiếu vẫn tiếp tục xu thế yếu kém của những năm trước khủng hoảng. Thu nhập cổ tức giảm sẽ tiếp tục cùng sự đi xuống nhanh chóng của nền kinh tế, đặc biệt khi thiểu phát đe dọa thì quá trình đi xuống này có thể đến tận "đáy".

5. Xuất khẩu giảm trong quý IV năm 2008 do kinh tế suy giảm đã lan tới tất cả các thị trường mới nổi, kể cả trong xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu tiếp tục yếu kém và chỉ có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2009.

6. Lạm phát giá tiêu dùng và sản xuất sẽ giảm, dẫn đến khả năng các nước đã cắt giảm lãi suất tiếp tục giảm lãi suất và buộc Philippines và Pakistan bắt đầu cắt giảm lãi suất.

7. Các chính phủ tại khu vực châu Á tiếp tục phải đối mặt với nhiều bất ổn xã hội hơn do khủng hoảng kinh tế trở nên trầm trọng. Sự cộng tác chặt chẽ hơn giữa các chính phủ có thể làm giảm gánh nặng khủng hoảng.

8. Khi khủng hoàng tài chính chuyển thành khủng hoảng kinh tế, các ngân hàng châu Á sẽ phải chấp nhận lãi thấp và tỷ lệ trả nợ không đúng hạn cao. Tuy nhiên, họ sẽ tránh được thua lỗ lớn và sụp đổ như các ngân hàng phương Tây. Các thể chế tài chính yếu sau khi phải đối mặt với thách thức này sẽ được củng cố hơn.

Ngoài ra, các nhà kinh tế Mỹ còn cho rằng dù đã có nhiều dấu hiệu cảnh báo rõ ràng song dường như một số nước châu Á chưa sẵn sàng đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế này./.

(Theo vietnamplus.vn)

  • Thụy Sĩ đối mặt nguy cơ suy thoái kinh tế trong năm 2009
  • Thế giới khan hiếm gạo trong năm 2009
  • 8 dự đoán về kinh tế châu Á trong năm 2009
  • Chủ tịch Toyota Motor Watanabe sẽ từ chức trong năm 2009?
  • FDI toàn cầu sẽ giảm mạnh trong năm 2009
  • Giá nhà đất tại Anh hạ 8,7% năm 2008 và sẽ tiếp tục hạ trong năm 2009
  • Triển vọng thị trường vàng thế giới năm 2009
  • Anh và Nhật Bản đối mặt với khó khăn kinh tế trong năm 2009
  • Năm 2009, ngành ngân hàng Anh càng thêm “khốn đốn”
  • Xuất khẩu của Malaixia tiếp tục chịu nhiều sức ép trong năm 2009
  • Nhật Bản cắt giảm viện trợ nước ngoài trong ngân sách 2009
  • Châu Phi - Thị trường đầy triển vọng của các tập đoàn trong năm 2009
  • Năm 2009 Nga sẽ thâm hụt ngân sách do giá dầu thấp
  • Dự báo về ngành nội thất Baxin năm 2009
  • Tăng trưởng kinh tế Braxin sẽ giảm mạnh trong năm 2009