Sau một năm vật lộn với những cơn sóng gió của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, Thụy Sĩ đang tiếp tục phải đối mặt với bóng ma suy thoái đe doạ sẽ kéo kinh tế nước này đi xuống trong năm 2009.
Hôm 16/12, Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sĩ, Doris Leuthard dự báo kinh tế nước này sẽ chính thức bước vào suy thoái trong năm tới với Tổng sản phẩm quốc nội dự kiến giảm 0,8%. Bà Leuthard cho biết Chính phủ Thụy Sĩ sẽ thực hiện các biện pháp bình ổn nhằm đảm bảo kinh tế nước này sẽ đứng vững trong năm tới, và khẳng định mối quan tâm chính của Thụy Sĩ hiện nay là vấn đề xuất khẩu, vốn là trụ cột của nền kinh tế xứ sở đồng hồ, đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm rung chuyển hệ thống ngân hàng thế giới, trong đó ngân hàng UBS hàng đầu Thụy Sĩ cũng không thoát khỏi những tác động của nó, khi bị mất tới 50 tỷ Franc Thụy Sĩ và phải cầu cứu Ngân hàng Trung ương để tránh bị phá sản. Không chỉ có vậy, sự đổ vỡ của một số thể chế tài chính lớn trên thế giới đã tạo ra hiệu ứng Domino tới lĩnh vực ngân hàng, vốn có sự tác động qua lại lẫn nhau, và sau đó lan sang ngành công nghiệp xe hơi. Tại Thụy Sĩ, các công ty gia công trong lĩnh vực này, như Tornos, Schleurniger (Mettal Zug), Feintool hay Abrasives, đã bị ảnh hưởng nặng nề, buộc họ phải sa thải một phần nhân viên vào cuối năm 2008.
Theo những cơn sóng lan truyền đó, khủng hoảng tài chính bắt đầu có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế thực tế. Nhiều chỉ số trong năm 2008 báo hiệu kinh tế Thụy Sĩ sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới. Trao đổi thương mại của nước này đã bắt đầu sụt giảm từ cuối mùa Hè 2008. Trong tháng 11/08, xuất nhập khẩu đã bị suy giảm với tốc độ 2 con số; trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 2,8%, so với mức 2,4% tháng 9/08, và theo ước tính của Bộ Kinh tế Thụy Sĩ, con số này sẽ tăng lên 3,3% trong năm tới và 4,3% năm 2010.
Trái với xu hướng suy giảm xuất khẩu, tiêu dùng trong nước của Thụy Sĩ vẫn ổn định, với doanh số bán lẻ trong tháng 10/08 đã tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Và theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế tại SECO, suy thoái ở Thụy Sĩ sẽ không kéo dài bởi kinh tế nước này có nền tảng vững bền và lành mạnh.
Sau một năm vật lộn với những cơn sóng gió của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, Thụy Sĩ đang tiếp tục phải đối mặt với bóng ma suy thoái đe doạ sẽ kéo kinh tế nước này đi xuống trong năm 2009.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương cùng chung dự báo về tình hình khan hiếm trên thị trường lúa gạo thế giới trong năm 2009.
Trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng và sản xuất công nghiệp của nhiều nền kinh tế ở châu Á đã sút giảm nghiêm trọng, viễn cảnh kinh tế khu vực này trong nửa đầu năm 2009 sẽ xấu đi. Đây là nhận xét chung của các trang mạng kinh tế hàng đầu thế giới như Business Week, Economist, Forbes và Wall Street Journal.
Theo thông tin mới nhất mà tờ Wall Street Journal, tờ báo lớn thứ 2 ở Mỹ, chủ tịch tập đoàn Toyota Motor Watanabe có thể sẽ từ chức trong năm 2009.
Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên phạm vi toàn cầu sẽ giảm mạnh vào năm tới.
Năm 2008, giá nhà đất tại Anh và Wales hạ 8,7%, mức giá trung bình của một ngôi nhà tại Anh hiện nay là 159.900 Bảng (235.800USD).
Vàng sẽ có thể là công cụ đầu tư tốt cho năm 2009 nếu USD vẫn chịu áp lực khi FED tiến hành nhiều biện pháp mới cứu thị trường.
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) của Anh cho biết kinh tế nước này sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, trong khi Nhật Bản thông báo mức giảm kỷ lục về hoạt động sản xuất trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đứng trước một giai đoạn ảm đạm trong năm 2009.
Tờ “The Independen”(Anh) đưa tin,sang năm 2009, ngành ngân hàng của Anh sẽ càng thêm “nguy kịch”và có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tín dụng lần thứ hai.
Nhu cầu tiêu thụ của thế giới giảm sút cộng với việc giá cả đi xuống dự kiến sẽ gây thêm áp lực đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Malaixia, như dầu cọ thô, cao su và thiếc, trong năm tới.
Theo ngân sách tài khóa 2009 mà Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso thông báo ngày 24/12, chính phủ nước này dự định cắt giảm bớt 4% viện trợ nước ngoài trong ngân sách này. Đây là năm giảm thứ 10 liên tiếp.
Trong khi các nước công nghiệp phát triển đang phải đối mặt với cơn bão suy thoái kinh tế trầm trọng nhất trong 30 năm qua, châu Phi vẫn có thể hy vọng đạt mức tăng trưởng GDP 4, 9% trong năm 2009, so với mức tăng bình quân 6% trong những năm vừa qua, và đang trở thành một thị trường đầy triển vọng của các tập đoàn.
Cố vấn kinh tế Arkady Dvorkovich của Tổng thống Nga nói rằng, trong năm 2009, Nga sẽ thâm hụt ngân sách lần đầu tiên trong một thập kỷ qua, trong bối cảnh giá dầu mỏ thấp làm giảm nguồn doanh thu của chính phủ.
Theo Revista Amanha, hiệp hội doanh nghiệp đồ nội thất (ABIMOVEL) dự báo giá ngành hàng này trong 6 tháng đầu năm 2009 sẽ giảm. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thị trường có thể phục hồi.
Theo kết quả khảo sát vừa công bố của Liên đoàn ngân hàng quốc gia Braxin (Febraban), tăng trưởng kinh tế của nước này dự kiến sẽ giảm mạnh trong năm 2009 xuống 2,56%, thấp hơn nhiều so với mức dự báo chính thức 3,2% của Ngân hàng Trung ương Braxin (BCB).