Phát biểu bên lề hội nghị các nước Nhóm G20 tại Sao Paulo (Braxin) ngày 10/11, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (CPB) Châu Tiểu Xuyên cho biết, kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 8-9% năm 2009, đồng thời khẳng định đà tăng trưởng vững của nền kinh tế lớn thứ tư thế giới này sẽ giúp các thị trường tài chính quốc tế "trở lại trạng thái bình thường".
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Châu nói rằng CBP hiện đang giám sát chặt chẽ những diễn biến trên các thị trường tài chính toàn cầu để quyết định các chính sách lãi suất tiếp theo.
Ngày 9/11, Bắc Kinh công bố gói kích thích tài chính trị giá 4.000 tỷ NDT (586 tỷ USD), tương đương khoảng 7% GDP của Trung Quốc, nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước, trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu ngày càng sa sút do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Gói giải pháp kích thích bao gồm việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu tiêu dùng.
Nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại xuống 9% trong quý III/08, mức tăng thấp nhất trong hơn 5 năm qua. Thặng dư thương mại trong 9 tháng đầu năm nay giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, và điều này có thể đưa tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống mức một con số lần đầu tiên kể từ năm 2002.
Theo số liệu công bố ngày 10/11 của Cơ quan Thống kế Quốc gia Trung Quốc, mức tăng giá bán buôn của các nhà sản xuất trong nước đã giảm xuống 6,6% trong tháng 10/08, dấu hiệu mới nhất cho thấy nền kinh tế lớn hai châu Á này đang tăng chậm lại. Chỉ số trên thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,1% trong tháng 9 và mức cao nhất 10,1% trong tháng 8, phản ánh hoạt động sản xuất ngày một suy giảm do khủng hoảng tài chính thế giới làm thu hẹp mức tiêu thụ. Trong 10 tháng đầu năm nay, chỉ số giá của các nhà sản xuất (PPI) - thước đo giá trị hàng hóa thành phẩm khi xuất xưởng- đã tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2007. Trong khi đó, dù giảm 3 điểm phần trăm so với tháng 9, giá nguyên vật liệu thô, nhiên liệu và điện đã tăng 11% trong tháng 10. Các nhà sản xuất thép chủ chốt của Trung Quốc như Baosteel đã bắt đầu giảm sản lượng do chi phí ngày càng cao và nhu cầu giảm sút trên thị trường trong nước và quốc tế.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu trước Quốc hội ngày 10/11, Thủ tướng Ôxtrâylia Kevin Ruud nói rằng gói kích thích tài chính trên nửa nghìn tỷ USD của Trung Quốc là thông tin tốt lành, có ý nghĩa không chỉ đối với kinh tế Ôxtrâylia, mà cả nền kinh tế Đông Á và thế giới.
Các quan chức Ôxtrâylia cho rằng nhờ đà tăng trưởng GDP liên tục cao, Trung Quốc sẽ đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tốt hơn so với các nền kinh tế châu Âu và Mỹ.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga - Alexei Gordeyev, Nga dự tính sẽ cắt giảm 300.000 tấn thịt gia cầm và 200.000 tấn thịt lợn trong hạn ngạch nhập khẩu năm 2009 và sẽ thay thế lượng cắt giảm này từ nguồn cung trong nước.
Theo báo cáo của Ban Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc được coi là những cường quốc đang nổi lên trong thế giới đa cực đang hình thành và điều này có thể đưa đến "những luật lệ và nguyên tắc mới" cho cuộc chơi trên trường quốc tế.
Thủ tướng Xingapo Lý Hiển Long mới đây cảnh báo nền kinh tế vốn đã rơi vào suy thoái của nước này có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng âm trong năm tới.
Theo hãng tin reuters, một nhóm các nhà sản xuất công nghiệp nhận định, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong năm tới khó có thể tăng và sẽ là lần đầu tiên không tăng kể từ năm 1999 do nhu cầu từ các nhà máy thép giảm.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng các nền kinh tế chính trên thế giới đang trên bờ suy thoái và ít có cơ hội phục hồi vào năm tới. Với nhận định này, OECD là tổ chức quốc tế mới đây nhất thừa nhận khủng hoảng toàn cầu đã thực sự lan rộng từ lĩnh vực tài chính sang lĩnh vực kinh tế.
Phát biểu trên tờ “Bưu điện Phnôm Pênh”, quan chức cấp cao thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất dệt may Campuchia, Cheath Khemara, cho rằng chỉ khoảng đầu năm 2009, ngành dệt may “xương sống” của nền kinh tế Campuchia có thể sẽ lâm vào khủng hoảng.
Giám đốc điều hành chi nhánh tập đoàn Honda Motor Co. tại Trung Quốc(TQ), Atsuyoshi Hyogo cho biết thị trường ôtô của Trung Quốc có thể đạt mức tăng trưởng 5% trong năm 2009 bất chấp những ảnh hưởng xấu của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Phát biểu bên lề hội nghị các nước Nhóm G20 tại Sao Paulo (Braxin) ngày 10/11, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (CPB) Châu Tiểu Xuyên cho biết, kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 8-9% năm 2009, đồng thời khẳng định đà tăng trưởng vững của nền kinh tế lớn thứ tư thế giới này sẽ giúp các thị trường tài chính quốc tế "trở lại trạng thái bình thường".
Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Inđônêxia (BI) nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Inđônêxia trong năm 2009 có thể sẽ chỉ ở mức từ 5,3%-5,4%, do hoạt động xuất khẩu hàng hoá của nước này nhiều khả năng sẽ bị suy giảm trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu diễn biến tiêu cực.
Kinh tế toàn cầu ảm đạm do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính ở Mỹ sẽ gây tổn thương cho ngành công nghiệp sản xuất xe hơi của Thái Lan trong năm 2009. Dự báo sản lượng năm 2009 sẽ giảm 17.24% so với năm 2008.
Bộ Kinh tế và Tri thức Hàn Quốc cho biết, chính phủ nước này đã đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của năm 2009 là 500 tỷ USD, so với 430 tỷ USD dự kiến của năm 2008.
Phát biểu tại Nghị viện hôm 6/11, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp, bà Christine Lagarde, đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế nước này từ 1% xuống 0,2-0,5% năm 2009 và từ 2,5% xuống 2% năm 2010, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Đức nhận định rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đã bắt đầu tác động xấu đến nền kinh tế Đức trong quý III/08, nhất là những ngành công nghiệp then chốt như chế tạo xe hơi, chế tạo máy và công nghiệp hóa học...
Ngân sách 2009 gồm khoản thu 10 927,1 tỉ rúp (442,388 tỉ USD), chi 9 024,7- (365,372 –). Dư ngân sách 1,9 tỉ rúp (0,077-) dùng đảm bảo sự an toàn cho nền kinh tế trong tình hình tài chính bất ổn trên thế giới.