Trong bối cảnh số đơn đặt hàng từ các thị trường phương Tây sụt giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng toàn cầu, các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang chuyển hướng sang phục vụ khách hàng trong nước.
Thậm chí trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, xuất khẩu của Trung Quốc đã sụt giảm do nhu cầu tiêu thụ ở châu Âu và Mỹ giảm. Số liệu hải quan cho biết tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đã sụt giảm trong quý I/08.
Chủ tịch ban giám đốc của Công ty sản xuất thiết bị Hotwind Sauna, Qiao Guan hy vọng hoạt động bán hàng trong nước có thể giúp bù đắp tình trạng kinh doanh sa sút tại các thị trường bên ngoái, trong đó riêng tại Mỹ giảm 20%. Công ty vừa hoàn thành đề án nghiên cứu tiềm năng thị trường trong nước, trong đó cho thấy triển vọng bán một số mặt hàng xuất khẩu là tương đối khả quan.
Trong khi đó, một quan chức của Tập đoàn năng lượng Mặt Trời Himin, có trụ sở ở Sơn Đông, nhận định sức tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc đang được hỗ trợ mạnh nhờ kinh tế trong nước tăng trưởng cao, tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu của nước này hướng nội. Với việc các chính quyền địa phương Trung Quốc đang thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích xu hướng nói trên, tỉnh Quảng Đông gần đây ra thông báo yêu cầu cơ quan giám sát chất lượng địa phương hỗ trợ các công ty xuất khẩu về mặt kỹ thuật.
Tình hình kinh tế Mỹ biến động đã và đang làm thay đổi Quảng Đông, trung tâm chế tạo lớn của Trung Quốc mà lâu nay được xem như là một công xưởng của thế giới. Ngành sản xuất đồ chơi của Trung Quốc đang bị thiệt hại khi giá nhân công đã tăng 70-100% trong 3-4 năm qua trong khi thị phần bên ngoài của họ đang teo dần. Tân Hoa Xã tuần trước đưa tin có trên 3.630 công ty sản xuất đồ chơi (chiếm 52,7% tổng các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này) đã phải tạm ngừng hoạt động, do chi phí sản xuất và lương công nhân đều tăng lên, còn đồng nhân dân tệ tăng giá.
Tầng lớp tiêu dùng mới của Trung Quốc đang hình thành có sức hút mạnh mẽ đối với các công ty khi thủ đô Bắc Kinh quyết định thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu gây ra những tác động không nhỏ đối với lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc, vốn là động cơ truyền thống thúc đẩy tăng trưởng của nước này.
Ngày 5-11, Công ty Etam bắt đầu thu hồi mặt hàng giày da và giày bốt do Trung Quốc sản xuất do tình nghi nhà sản xuất sử dụng chất chống mốc trong sản phẩm gây dị ứng nghiêm trọng cho người tiêu dùng.
Các mặt hàng nguyên liệu như cói, tảo trúc, đay, gỗ, cao su, gỗ tràm, gỗ keo tai tượng đang được các đối tác nhập khẩu Trung Quốc thu hút mạnh.
Tình hình kinh tế quốc dân Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2008 tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tương đối nhanh. 2. Kể từ ngày 01.11.2008, Trung Quốc điều chỉnh tăng tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối một số mặt hàng như dệt, may mặc, đồ chơi, gốm sứ, đồ nhựa, dụng cụ gia đình với mức điều chỉnh tăng từ 9% đến 14%.
Theo Hiệp hội Công nghiệp Da Trung Quốc, Tập đoàn Nike không có kế hoạch rút đầu tư ra khỏi Trung Quốc. Người phát ngôn của Nike cho biết, hãng sản xuất đồ thể thao lớn này sẽ không giảm đầu tư và sản xuất tại Trung Quốc mà sẽ chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất và kiểm soát chi phí để đáp ứng những thách thức do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và chi phí nguyên liệu thô tăng gây nên.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhận định, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến 2008 trở thành năm tồi tệ nhất đối với nước này (tính trong giai đoạn gần đây), trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát đang là những thách thức nghiêm trọng.
Ngày 29 tháng 11 năm 2004, Hiệp định về Thương mại Hàng hoá ASEAN-Trung Quốc đã được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Trung Quốc ký kết nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN- Trung Quốc tại Viêng Chăn (Lào). Hiệp định có hiệu lực từ 1/7/2005.
Theo tin từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), một loạt thoả thuận hợp tác đã được lãnh đạo Tập đoàn này ký kết với các đối tác Trung Quốc, nhân chuyến tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Trung Quốc, từ ngày 20/10 đến 23/10.
Ngày 28 tháng 10, Trung tâm Phân phối Hàng hóa Trung Quốc tại EU đã được khánh thành sau 5 năm xây dựng. Trung tâm nằm tại khu vực kinh doanh ngoại ô Hague, cách cảng lớn nhất EU - Rotterdam khoảng 25km.
Theo báo chí địa phương, chủ tịch tập đoàn Adidas Herbert Hainer cho biết, do chi phí lao động tại Trung Quốc đang ngày càng tăng, để giảm chi phí sản xuất Adidas có kế hoạch sẽ cắt giảm một phần sản lượng của hãng ở nước này và chuyển sang sản xuất ở các nước khác.
Theo Tân Hoa xã, Cục Giám sát thực phẩm-dược phẩm tỉnh Giang Tô, ở miền đông Trung Quốc, đã quyết định tạm cấm bán 10 loại thuốc ở tỉnh này với lý do đã quảng cáo có tính lừa đảo như tùy tiện mở rộng công dụng của thuốc, tuyệt đối hóa, khuyếch đại hiệu quả trị liệu, nhằm lừa gạt và dẫn dắt sai lạc nghiêm trọng người tiêu dùng.
Theo một báo cáo tại Diễn đàn Phát triển Ngành da Trung Quốc 2008 tổ chức mới đây ở thành phố Phúc Châu của Trung Quốc cho thấy, tỉnh Phúc Kiến ở phía bắc của nước này đã trở thành một trong ba nơi sản xuất giày thể thao quan trọng và chiếm tới 20% tổng sản lượng giày thể thao của toàn thế giới.
Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang, tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống chỉ còn 3% trong năm 2009 so với mức ước tính 6,5% của năm 2008.
Theo số liệu của Cục Hải quan Quảng Đông (Trung Quốc), trong 3 quý đầu năm nay, hoạt động thương mại của tỉnh với các nước ASEAN tiếp tục tăng trưởng mạnh, với kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 46,91 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh số đơn đặt hàng từ các thị trường phương Tây sụt giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng toàn cầu, các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang chuyển hướng sang phục vụ khách hàng trong nước.