Nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc của Mỹ tăng lên nhanh hơn trong các tuần qua ở các cat hàng bị áp hạn ngạch. Tuy nhiên, nhập khẩu vẫn thấp hơn rất nhiều ở các cat hàng nhạy cảm nhất, ví dụ sơ mi dệt kim bông hoặc quần bông, so với các mức của năm ngoái. Giá hạn ngạch tại Trung Quốc lại tiếp tục giảm, khi thời điểm Mỹ xóa bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may Trung Quốc còn chưa đầy 4 tháng nữa.
Tuy nhiên, với việc còn chưa đầy 4 tháng nữa Mỹ sẽ xóa bỏ hạnh ngạch cho hàng dệt may Trung Quốc, lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc dường như tăng nhanh hơn vào thời điểm từ giữa tháng Tám đến giữa tháng Chín.
So với cùng kỳ năm trước, sự sụt giảm nhập khẩu các cat hàng nhạy cảm nhất cũng bớt đáng kể hơn.
Ví dụ, vào giữa tháng Tám, nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc của Mỹ giảm 26% ở cat 338/339 (sơ mi dệt kim bông). Nhưng vào đến giữa tháng Chín chỉ giảm 17%.
Ở cùng thời điểm giữa tháng Chín, nhập khẩu quần bông (cat 347/348) từ Trung Quốc giảm 13%, so với tỉ lệ giảm 20% vào giữa tháng Tám.
Định mức hạn ngạch đến giờ vẫn tương đối thấp vào thời điểm này trong năm.
Ngoài ra, tăng trưởng định mức hạn ngạch hàng tháng vẫn khá khiêm tốn, ngoại trừ mặt hàng bít tất.
So với một năm trước, định mức hạn ngạch ở cat 347/348 (quần bông) thấp hơn 25% ở cat 352/652 (đồ lót) thấp hơn 18%.
Giá hạn ngạch của một số cat hàng đang giảm là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Đối với hàng sơ mi dệt kim bông, giá hạn ngạch thậm chí còn giảm 2 USD/tá hoặc giảm 13,50 USD so với mức một năm trước.
Vì hạn ngạch sẽ được xóa bỏ vào cuối năm nay, nên vẫn khó đoán được mức độ đặt hàng từ phía Mỹ trong thời kỳ hậu hạn ngạch.
Tuần trước, Hiệp hội ngành dệt NCTO đã thúc giục các quan chức thương mại Mỹ gia hạn chương trình kiểm soát hàng may mặc nhập khẩu từ Việt Nam sang năm 2009 và mở rộng chương trình này đối với Trung Quốc.
Hiệp hội các nhà máy chế tạo ô tô của Trung Quốc cho biết, kim ngạch nhập khẩu ô tô của Trung Quốc đã tăng 35% trong 8 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái trong khi xuất khẩu đã tăng 28%.
Hiệp hội Công nghiệp Da Trung Quốc cho biết, Phòng Thông tin thuộc Uỷ ban Giám sát Chất lượng tỉnh Phúc Kiến mới đây đã đưa ra cảnh báo sớm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu giày trẻ em sang thị trường Mỹ trên địa bàn tỉnh vì Đạo luật Cải cách An toàn Sản phẩm đối với người tiêu dùng Mỹ có hiệu lực trong những ngày gần đây.
Tháng 8 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức thuế suất chống bán phá giá cuối cùng đối với các sản phẩm đồ gỗ gia dụng trong phòng ngủ Trung Quốc của năm 2006. Mức thuế chống bán phá giá được áp dụng từ 17,93% đến 216% đối với với các doanh nghiệp sản xuất kiêm xuất khẩu đồ gỗ Trung Quốc.
Hiệp hội Công nghiệp Da Trung Quốc cho biết, tại diễn đàn xúc tiến hợp tác Trung Quốc – Châu Phi gần đây, phái đoàn Êtiôpia đã giới thiệu chiến lược quốc gia về “chế biến tinh các sản phẩm nông nghiêp”, các thị trường tiêu thụ trong nước, và các nguồn lực.
Nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc của Mỹ tăng lên nhanh hơn trong các tuần qua ở các cat hàng bị áp hạn ngạch. Tuy nhiên, nhập khẩu vẫn thấp hơn rất nhiều ở các cat hàng nhạy cảm nhất, ví dụ sơ mi dệt kim bông hoặc quần bông, so với các mức của năm ngoái. Giá hạn ngạch tại Trung Quốc lại tiếp tục giảm, khi thời điểm Mỹ xóa bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may Trung Quốc còn chưa đầy 4 tháng nữa.
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục duy trì thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam thêm ít nhất là 7 tháng nữa.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan tháng 8/2008, lượng phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam là 155,128 nghìn tấn bằng 56,1% so với khối lượng 276,453 nghìn tấn phân bón nhập khẩu tháng 8 năm 2007...