Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tốc độ tăng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc tiếp tục chậm lại trong 8 tháng đầu năm nay.
Từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, trị giá xuất khẩu sản phẩm dệt may của Trung Quốc đạt 118,94 tỷ USD, tăng 9,15% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sản phẩm dệt trong 8 tháng đầu năm nay đạt 43,915 tỷ USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn 9 điểm %, song xuất khẩu quần áo chỉ tăng 2,6%, đạt 75,025 tỷ USD, thấp hơn 19,7 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng trong tháng 8, xuất khẩu sản phẩm dệt may đạt 18,592 tỷ USD, giảm 100 triệu USD hay 0,5% so với tháng 7, mặc dù tăng 502 triệu USD hay 2,78% so với tháng 8 năm ngoái.
Xuất khẩu sợi dệt, vải và các sản phẩm liên quan đạt 6,052 tỷ USD, tăng 11,45% so với cùng tháng năm ngoái, trong khi xuất khẩu quần áo và các phụ kiện đạt 12,540 tỷ USD, giảm 0,95%.
Dự kiến xuất khẩu sản phẩm dệt may của Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng chậm lại, với mức tăng trưởng ở thời điểm cuối năm 2009 sẽ chỉ đạt 4,26%, so với mức 19,96% giữa năm 2008, do đồng Euro giảm giá và nền kinh tế EU suy yếu.
Hiệp hội các nhà máy chế tạo ô tô của Trung Quốc cho biết, kim ngạch nhập khẩu ô tô của Trung Quốc đã tăng 35% trong 8 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái trong khi xuất khẩu đã tăng 28%.
Hiệp hội Công nghiệp Da Trung Quốc cho biết, Phòng Thông tin thuộc Uỷ ban Giám sát Chất lượng tỉnh Phúc Kiến mới đây đã đưa ra cảnh báo sớm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu giày trẻ em sang thị trường Mỹ trên địa bàn tỉnh vì Đạo luật Cải cách An toàn Sản phẩm đối với người tiêu dùng Mỹ có hiệu lực trong những ngày gần đây.
Tháng 8 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức thuế suất chống bán phá giá cuối cùng đối với các sản phẩm đồ gỗ gia dụng trong phòng ngủ Trung Quốc của năm 2006. Mức thuế chống bán phá giá được áp dụng từ 17,93% đến 216% đối với với các doanh nghiệp sản xuất kiêm xuất khẩu đồ gỗ Trung Quốc.
Hiệp hội Công nghiệp Da Trung Quốc cho biết, tại diễn đàn xúc tiến hợp tác Trung Quốc – Châu Phi gần đây, phái đoàn Êtiôpia đã giới thiệu chiến lược quốc gia về “chế biến tinh các sản phẩm nông nghiêp”, các thị trường tiêu thụ trong nước, và các nguồn lực.
Nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc của Mỹ tăng lên nhanh hơn trong các tuần qua ở các cat hàng bị áp hạn ngạch. Tuy nhiên, nhập khẩu vẫn thấp hơn rất nhiều ở các cat hàng nhạy cảm nhất, ví dụ sơ mi dệt kim bông hoặc quần bông, so với các mức của năm ngoái. Giá hạn ngạch tại Trung Quốc lại tiếp tục giảm, khi thời điểm Mỹ xóa bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may Trung Quốc còn chưa đầy 4 tháng nữa.
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục duy trì thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam thêm ít nhất là 7 tháng nữa.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan tháng 8/2008, lượng phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam là 155,128 nghìn tấn bằng 56,1% so với khối lượng 276,453 nghìn tấn phân bón nhập khẩu tháng 8 năm 2007...