Theo Tạp chí "Textile Outlook International", hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc đang mất dần sức cạnh tranh so với các nước sản xuất hàng dệt may khác của châu Á, do nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm, các quy định mới của chính phủ Trung Quốc đối với các nhà sản xuất, chi phí lao động tăng và đồng nhân dân tệ tăng giá so với đồng USD.
Trong khi sản lượng hàng dệt may của Trung Quốc tiếp tục tăng trong năm 2007, thì nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc lại giảm gần 10% về giá trị trong quý I/2008.
Ở trong nước, việc chính phủ thi hành luật lao động và môi trường mới, ngừng giảm thuế đối với một số mặt hàng xuất khẩu cũng như thắt chặt các quỹ sẵn có cho đầu tư mới nhằm ngăn chặn lạm phát, cũng gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu, buộc họ phải tăng giá sản phẩm do chi phí tăng. Một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng khác là do tiền lương trả cho công nhân tăng lên. Trong khi các nhà xuất khẩu ở Việt Nam và Băngla Đét chỉ phải trả cho các công nhân của họ 37- 38 cent/ giờ thì các công ty Trung Quốc phải trả cho công nhân của họ 1,08 USD/giờ (cao gần gấp 3 lần). Ngoài ra, đồng nhân dân tệ tăng giá 19% so với đồng USD trong thời gian qua cũng làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc bị giảm.
Báo cáo cho biết thêm, việc Trung Quốc tăng được lượng hàng xuất khẩu sang Liên minh châu ÂU (EU) là do EU bãi bỏ lệnh "bảo vệ an toàn" đối với hàng dệt may Trung Quốc. Vì vậy, theo báo cáo, việc tăng này cũng chỉ là tạm thời, đặc biệt khi cuộc khủng hoảng tín dụng thế chấp ở Mỹ lan sang các nước EU.
Theo Uỷ ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC), trong tuần đến ngày 07/8, giá bán lẻ trung bình sản phẩm thịt lợn tại Trung Quốc vẫn giữ nguyên mức 14,33 NDT/500 gram (tương đương 2,09 USD/1,1 lb) của tuần trước.
Theo tờ 21 Century Business Herald, lạm phát giá tiêu dùng ở Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng chậm lại trong những tháng còn lại của năm nay và sang cả năm 2009 do giá hàng hoá trên toàn cầu có xu hướng giảm dần.
Hiện tại Trung Quốc đang nợ Mỹ 503,8 tỷ USD. Con số này bao gồm các khoản nợ của chính phủ Trung Quốc, các tổ chức kinh tế trong ngoài nước đang hoạt động tại Trung Quốc cũng như các khoản vay tín dụng. Tính đến tháng 6 năm nay, nợ Quốc gia với Mỹ của Trung Quốc đã giảm 3 tỷ USD.
Một quan chức Trung Quốc cho biết ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cho tăng mức vay của các doanh nghiệp nhỏ để hỗ trợ việc tuyển dụng và thuê nhân công.
Nhiều doanh nghiệp Đài Loan đang dời chuyển sở sản xuất giày dép, đồ nội thất, vải bạt lều tại Trung Quốc và Việt Nam sang Bangladesh do Mỹ và EU áp thuế chống bán phá giá đối với hai quốc gia này. Chi phí sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua cũng là một lý do. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2008, chi phí sản xuất tại cả Việt Nam và Trung Quốc đã tăng trên 30%.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Giầy Braxin, Ricardo Wirth, ngày 18/8 đã bày tỏ sự lo ngại khi kim ngạch nhập khẩu giầy của nước này, chủ yếu từ Trung Quốc và Việt Nam, đã tăng 59,6% trong 7 tháng đầu năm nay, một phần quan trọng là do đồng USD mất giá so với đồng real Braxin.
Hôm qua (15/8), theo số liệu chính thức, đầu tư của Trung Quốc đang tăng lên một cách đáng kể nhưng thặng dư thương mại lại sụt giảm. Kết quả này cho thấy khả năng nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới này sẽ phụ thuộc vào sức mình là chính trong động lực tăng trưởng kinh tế.
Một công ty của Trung Quốc đã ký thoả thuận đầu tư 34 triệu USD với Ethiopia để xây dựng 4 nhà máy sản xuất các sản phẩm da ở phía bắc thủ đô Addis Ababa của nước này.
Theo phân tích của công ty chứng khoán lớn nhất Trung Quốc Citic Securities: giá dầu thế giới cùng các chế phẩm từ dầu hiện vẫn có xu hướng giảm, và điều này tác động không nhỏ đến thị trường chứng khoán.
Theo Tạp chí "Textile Outlook International", hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc đang mất dần sức cạnh tranh so với các nước sản xuất hàng dệt may khác của châu Á, do nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm, các quy định mới của chính phủ Trung Quốc đối với các nhà sản xuất, chi phí lao động tăng và đồng nhân dân tệ tăng giá so với đồng USD.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, doanh số bán hàng dệt may cảu Trung Quốc tại các thị trường nước ngoài 7 tháng đầu năm 2008 đã tăng chậm lại ở mức một con số, so với mức tăng 24,4% cùng kỳ năm ngoái.
Những mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm là: cao su; máy vi tính, sp điện tử & linh kiện; giày dép các loại; dầu thô; than đá.
Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành nước sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới trong năm 2009, sớm hơn 4 năm so với dự báo, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang bị suy yếu mạnh. Sự thay đổi lớn này được công ty tư vấn kinh tế Mỹ Global Insight tiết lộ cho tờ "Thời báo tài chính".
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu các sản phẩm thép của nước này trong tháng 7/08 đã đạt mức cao kỷ lục 7,21 triệu tấn. Tính chung 7 tháng đầu năm, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới này đã xuất khẩu 34,15 triệu tấn thép.