Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Trung Quốc đang đứng trước khúc quanh kinh tế. (Ảnh: Bloombergs) |
Ông Vương Trường Thắng (Giám đốc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế Trung Quốc) cho biết, nếu làm tốt, gói giải pháp kích cầu sẽ giải quyết việc làm cho 16 triệu người, trong tổng số 25 triệu người có nguy cơ thất nghiệp. Tốc độ tăng tiêu dùng sẽ nâng lên 0,7% so với mức tăng cùng kỳ, tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng thêm 5,3% so với mức tăng cùng kỳ và tốc độ tăng trưởng GDP tăng thêm 2,4% so với mức tăng cùng kỳ.
Ông Thắng hy vọng, các gói giải pháp này sẽ có hiệu quả thực tế, đến cuối năm 2009 sẽ chặn đứng được đà suy giảm tăng trưởng của nước này, giúp kinh tế Trung Quốc phục hồi.
Tiền đi tới đâu, tổ kiểm tra, giám sát đi tới đó
Ông Phạm Kiếm Bình, kinh tế gia trưởng, Trưởng ban dự báo kinh tế của Trung tâm thông tin quốc gia Trung Quốc chỉ rõ, số vốn khổng lồ này sẽ huy động 1/3 từ đầu tư chính phủ, phần còn lại là huy động từ địa phương, DN, và toàn xã hội.
Trong 1.180 tỷ NDT đầu tư chính phủ, thì trong quý IV năm 2008 sẽ giải ngân khoảng 100 tỷ NDT, năm 2009 khoảng 500 tỷ NDT và năm 2010 khoảng 580 tỷ NDT. Ông Thắng cho biết, đầu tư của Trung Quốc từ ngân sách chi thường xuyên các năm khoảng 160 tỷ NDT, giá trị phát hành trái phiếu Chính phủ là 120 tỷ NDT, do đó, mức tăng so với đầu tư thông thường các năm trước chỉ khoảng 200 tỷ NDT mỗi năm, và khoản này sẽ lấy từ tăng thu ngân sách và phát hành trái phiếu Chính phủ.
Số vốn kích cầu này sẽ theo hai hướng đầu tư: Một là đầu tư công ích vào các công trình dân sinh, y tế, giáo dục, công trình xã hội, chủ yếu là từ nguồn 1180 tỷ NDT được huy động từ ngân sách của trung ương và các tỉnh.
Ảnh: Reuters |
Loại đầu tư thứ 2 là vào cơ sở hạ tầng, ví dụ hệ thống mạng lưới điện. Quy mô dự án mạng lưới điện rất lớn. Đầu tư của Chính phủ rất ít vì hạng mục này sẽ giao cho công ty lưới điện Trung ương đảm trách. Bản thân công ty không cần tiền mà chỉ cần kế hoạch và hỗ trợ của Chính phủ để thực hiện dự án này.
Chỉ cần dự án được UB cải cách và phát triển của Trung Quốc xác định là dự án cấp quốc gia, thì bản thân giấy chứng nhận đó như con dấu làm bằng để các NHTM rót vốn cho DN triển khai. Bản thân các NHTM rất rộng mở cho các công trình trọng điểm như thế. Hơn nữa, các DN này cũng có tình hình tài chính lành mạnh nên rất dễ dàng huy động vốn.
Với loại đầu tư thứ hai, tiền đầu tư từ ngân sách chỉ chiếm 1-2% tổng đầu tư vào dự án đó. Các DN có thể vay vốn ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu công ty để huy động vốn.
Ông Thắng bổ sung, Trung Quốc cũng có hệ thống các ngân hàng chính sách mà Chính phủ có thể yêu cầu trực tiếp các ngân hàng này cấp các khoản vay.
Nước này cũng nới lỏng một số quy định về góp vốn đầu tư, ví dụ, thay vì trước đây một số lĩnh vực không mở cửa cho bên ngoài, hoặc không chấp nhận sự tham gia của DN có vốn đầu tư nước ngoài thì nay sẽ được mở hơn, từ đó dễ dàng huy động vốn triển khai.
Gói giải pháp kích cầu này không phân biệt đối tượng là DN lớn hay nhỏ, DNNN hay DN tư nhân, thậm chí còn khuyến khích và đặt trọng tâm lớn hơn cho các DN vừa và nhỏ, các DN tư nhân.
Chính phủ sẽ dựa vào tình hình thực tế, cả ở trung ương ở địa phương, theo đó, các dự án dân sinh nằm trong quy hoạch, hoặc đã lên kế hoạch đầu tư mà chưa thực hiện được thì sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Cách làm này ngăn ngừa khả năng do khẩn cấp đầu tư sẽ có quyết định, phương hướng đầu tư vội vàng, thiếu chuẩn xác.
Ảnh: Chinadaily |
Ông Thắng cho biết, để đảm bảo khoản đầu tư sử dụng đúng mục đích, Trung Quốc đã thành lập 24 tổ kiểm tra. Các tổ kiểm tra giám sát này có sự tham gia của nhiều cơ quan: UB cải cách, các Bộ ngành. Tổ này sẽ đến từng địa phương, từng công trình đầu tư thực tế, kiểm tra tiến độ, đảm bảo không đầu tư lãng phí, tham nhũng và kém hiệu quả.
"Vốn đi tới đâu, tổ kiểm tra với vài nghìn người của chúng tôi sẽ đi tới đó, không thể có thất thoát, lãng phí và tham nhũng", ông Thắng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã xây dựng được hệ thống chống tham nhũng nhiều tầng bậc. Ngoài hệ thống chống tham nhũng theo cơ quan nhà nước còn huy động được các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia chống tham nhũng. Các đơn tố cáo, phát hiện tham nhũng sẽ đăng tải trực tiếp trên các trang thông tin điện tử và tiến độ xử lý các vụ việc đó cũng được cập nhật đầy đủ. Kinh nghiệm cho thấy đây là cách làm hiệu quả. Ông Kiếm Bình hy vọng thời gian tới, các biện pháp này vẫn sẽ phát huy tác dụng.
Việc làm và bài toán lao động
Mối lo lớn nhất của Trung Quốc hiện nay là phát triển bền vững để tạo việc làm cho hơn 24 triệu lao động mới và 12 đến 14 triệu lao động chuyển từ lao động nông thôn qua nông nghiệp. Tình hình kinh tế khó khăn với 67 nghìn DN rơi vào phá sản trong 6 tháng đầu năm 2008 đặt ra thách thức cho Trung Quốc trong vấn đề việc làm và bài toán lao động, đặc biệt là lao động từ nông thôn ra thành thị. Những bất ổn xã hội phát sinh từ khủng hoảng cũng đang bùng phát ở Trung Quốc với hàng loạt các cuộc đình công, bãi thị, biểu tình đông đảo.
Để giải quyết việc làm, Quốc vụ viện Trung Quốc đã đề ra chính sách việc làm tích cực hơn với 3 phương án phòng ngừa thất nghiệp: Một là, cho DNNN không cắt giảm nhân công, bao gồm cả chấp nhận giảm lương nhưng không giảm nhân công. Hai là, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội để hỗ trợ hai nhóm đối tượng có nguy cơ thất nghiệp cao nhất là nông dân từ nông thôn ra thành thị làm công việc đơn giản và sinh viên mới tốt nghiệp.
Nhờ tăng trưởng cao liên tục trong vòng 5 năm, quỹ bảo hiểm xã hội của Trung Quốc đã có khoản ngân sách tương đối lớn. Trong 3 năm, Chính phủ sẽ dùng quỹ để đầu tư đào tạo và bồi dưỡng cho hai nhóm đối tượng này. Với người nông dân ra thành thị, chỉ cần họ mong muốn và sẵn sàng tham gia thì sẽ được đào tạo nghề, từ đó tìm việc làm, tăng thu nhập.
Nhu cầu đội ngũ lao động kỹ thuật cao của Trung Quốc rất lớn. Trong khó khăn kinh tế, nước này sẽ tập trung chuẩn bị lực lượng đáp ứng nhu cầu đó. Nông dân tham gia các khóa đào tạo được miễn học phí và có khoản trợ cấp sinh hoạt nhất định.
Việc này được tiến hành song song với đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng trên cơ sở điều tra thị trường lao động của Trung Quốc. Lao động sau đào tạo sẽ được phân bổ về các đơn vị có nhu cầu.
Ba là, có chính sách tăng tính tự chủ, sáng tạo của đối tượng có nguy cơ thất nghiệp. Sinh viên mới tốt nghiệp muốn kinh doanh, mở DN sẽ được hỗ trợ về thuế, chính sách và cơ chế tiếp cận vốn ngân hàng... Trung Quốc hy vọng với chính sách này, sau 3 năm, nước này sẽ tạo được lớp DN vừa và nhỏ mới, nhất là ở khu vực nông thôn và khu vực người trẻ.
Một cuộc canh tân về kinh tế?
Chuyên gia kinh tế tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng, quyết định này của Trung Quốc báo hiệu một sự thay đổi chính sách quy mô lớn, vì từ nhiều tháng trước, Trung Quốc luôn khẳng định nền kinh tế nước này không bị tác động quá lớn bởi cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới.
Ông Vương Thừa Thắng cho biết, gói giải pháp ra đời là sản phẩm của sự thay đổi nhận thức về tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới nền kinh tế Trung Quốc.
Dù những biểu hiện tác động đầu tiên đã xuất hiện vào cuối năm 2007, đầu năm 2008, nhưng Trung Quốc chỉ thực sự ý thức được tác động của khủng hoảng kinh tế từ tháng 8, tháng 9 năm 2008 trở đi, mặc dù Trung tâm dự báo và thông tin kinh tế Trung Quốc đã đưa ra những cảnh báo đầu tiên về việc suy giảm kinh tế từ tháng 2/20008, trên cơ sở phân tích chỉ số vận hành kinh tế vĩ mô.
Mãi đến cuối tháng 10, Trung Quốc cũng mới ý |
Nhưng ngay cả khi ý thức được tác động của khủng hoảng vào kinh tế Trung Quốc thì quan điểm về mức độ tác động còn nhiều bất đồng. Cho tới tháng 10 trong nội bộ Trung Quốc vẫn tồn tại 2 luồng quan điểm ngược nhau. Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng, khủng hoảng ít tác động tới Trung Quốc thậm chí, việc thu hẹp quy mô kinh tế giúp thuận lợi cho cơ cấu lại kinh tế Trung Quốc. Luồng quan điểm thứ hai quan ngại không thể xem nhẹ ảnh hưởng của khủng hoảng và mức độ không thể lường trước được. Đầu tháng 10, quan điểm thứ 2 vẫn chưa phải là luồng chủ đạo.
Mãi tới tận thời điểm các số liệu về kinh tế tháng 9 được công bố, thì giới lãnh đạo và kinh tế mới nhận thức lại, cho thấy kinh tế suy giảm mạnh, Chính phủ Trung Quốc mới cấp bách nghiên cứu, đưa ra hàng loạt chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế và nỗ lực xử lý, giảm thiểu tác động.
"Đáng ra những nghiên cứu, dự báo của chúng tôi nên được công bố sớm hơn và được coi trọng hơn", ông Vương Trường Thắng nói.
Ông nhấn mạnh, với một nền kinh tế vận hành tốc độ cao như Trung Quốc, vai trò nhận thức sớm là rất quan trọng. Việc điều chỉnh về mức độ thông thường có nhiều cách xử lý, nhưng nếu kinh tế vận hành thể hiện rõ xu thế đi xuống, giảm tốc nhanh chóng, thì việc xử lý không dễ dàng và nhanh chóng.
Đáng tiếc, một lần nữa, quan điểm của trung tâm này đã không nhận được sự đồng thuận rộng rãi vào thời điểm lạm phát của Trung Quốc đang ở mức cao. Đến cuối tháng 10, khi Trung Quốc ý thức được ảnh hưởng to lớn của khủng hoảng tới kinh tế Trung Quốc, lãnh đạo mới lo lắng và tung ra hàng loạt quyết sách quan trọng, đưa giải pháp quyết đoán, điều hành tốt.
Bản thân quyết định điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô này được Thông tấn xã Trung Quốc đánh giá là "một trong những thay đổi quan trọng nhất kể từ năm 1978, khởi điểm của cuộc canh tân kinh tế Trung Quốc".
Ông Thắng cho biết, các giải pháp kích cầu cũng gắn với cải cách cơ cấu kinh tế ở cả 3 tầng bậc: cơ cầu nền kinh tế, cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm, xuất phát từ nhận thức về những bất cập trong nền kinh tế Trung Quốc hiện nay.
Về cơ cấu kinh tế: thể hiện rõ tỷ trọng của khu vực dịch vụ tương đối thấp trong khi ngành CN còn rất cao. Tỷ trọng ngành dịch vụ không chỉ thấp hơn mức bình quân của các nước đang phát triển mà còn thấp hơn nhiều nước đang phát triển khác. Do đó, trong gói 10 giải pháp, đối tượng chủ yếu là công trình dân sinh, dự án dịch vụ, mục tiêu là nâng cao tỷ trọng dịch vụ trong nền kinh tế.
Về cơ cấu ngành, hiện nay, Trung Quốc đang phát triển nghiêng về các ngành CN, ngành tiêu hao năng lượng lớn. Xu hướng của nước này là hướng tới các ngành công nghệ cao, ít tiêu hao năng lượng và ngành dịch vụ.
Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm của Trung Quốc gắn với câu chuyện thời sự hiện nay ở nước này với những chính sách mà Microsoft ở Mỹ đang thực hiện ở Trung Quốc. Nếu máy tính ở Trung Quốc sử dụng sản phẩm của Microsoft không có bản quyền, công ty này sẽ khiến màn hình máy tính đó không hiển thị bất kỳ cái gì. Hành động mạnh tay đó của Microsoft đặt Trung Quốc trước mối lo khác về an ninh khi DN nước ngoài có khả năng điều chỉnh cả hệ thống máy tính lớn của các ngành của Trung Quốc. Mối lo ngại này khiến nước này phải quan tâm lớn hơn đến sản phẩm CN cao, lấy công nghệ là hạt nhân để nâng cao trình độ của kinh tế Trung Quốc.
Ngay cả các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc sẽ dần cải thiện về cơ cấu sản phẩm, từ các sản phẩm giá trị gia tăng thấp, tiêu hao năng lượng, ô nhiễm môi trường sẽ chuyển sang các sản phẩm công nghệ cao. Không chỉ tìm thị trường khó, bản thân việc tìm nơi sản xuất cho dạng sản phẩm này cũng không đơn giản.
Trung Quốc cũng không tiếp tục khuyến khích các DN gia công mà chuyển dịch lĩnh vực gia công sang các nền kinh tế khác như Việt Nam, ông Thắng cho biết
Ông nói thêm, quá trình chuyển dịch này đã bắt đầu từ khá lâu, nhưng với khủng hoảng, xu thế này sẽ rõ rệt hơn.
Bài học về cách làm bài bản và quyết liệt cho VN | ||||
Ts. Nguyễn Quang A: Những giải pháp của Trung Quốc không mới, không quá đặc sắc nhưng họ đã tính toán, lên danh mục chỗ nào cần phải tác động vào rất cụ thể. Với mục tiêu giữ tăng trưởng, tạo việc làm, quan trọng hơn là tạo đà cho tăng trưởng sắp tới, họ đẩy mạnh tái cơ cáu kinh tế. Mọi việc làm của họ đều có tính toán. Gói giải pháp này cũng không chủ yếu nhằm vào các DNNN, chỉ mồi cho 1-2% thôi. Trung Quốc lại đi trước mình một bước trong ngăn tác động của khủng hoảng, từ tháng 8 đã ngã ngũ các giải pháp các tích cực triển khai, trong khi với Việt Nam đến tháng 9 vẫn còn đang "ngủ". Việc phát hiện vấn đề của mình cũng chưa sắc nét nhưng muộn còn hơn không. Cơ bản nhất là cách làm của Trung Quốc bài bản, quyết liệt, Việt Nam cần học, đặc biệt là cách họ tạo việc làm, khuyến khích sinh viên mở DN để tạo lớp DN mới sau khủng hoảng...
Ts. Lê Đình Ân: Đây là những gợi ý tốt về chính sách cho Việt Nam để nghiên cứu, như việc giải quyết việc làm, kích cầu đầu tư. Kế hoạch đưa vào từng lĩnh vực của họ rất chi tiết, cụ thể. Đó là những hướng mà Việt Nam có thể nghiên cứu trong gói giải pháp của mình, như việc đầu tư mạnh vào nông thôn, nơi giải quyết được nhiều việc làm, không chỉ đầu tư vào khu vực lớn, phát triển. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu được Trung Quốc đặt vấn đề rõ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 2 năm theo hướng hiện đại. Đây là bài học rất quý giá để chúng ta tính toán, kể cả nội dung cũng như cách thức, biện pháp tiến hành kế hoạch; cả cách họ đề ra chính sách rất chi tiết, thời gian thực hiện, đặc biệt là việc kiểm tra, lập 24 đoàn kiểm tra để đi kiểm tra việc thực hiện đồng vốn. Có nhiều giải pháp của Trung Quốc cũng đã được Việt Nam đặt ra nhưng Trung Quốc đi vào rất chi tiết, công trình nào, thời gian nào xong rất cụ thể, có sự sắp đặt trước. Với Việt Nam, các công trình đã có kế hoạch trước nhưng chưa thực hiện được, chúng ta cũng có đưa vào biện pháp và Chính phủ đang đôn đốc để kích cầu lên. Ví dụ, những công trình hiệu quả nhưng vốn ít thì mình cũng cần bỏ vốn thêm để kích thêm, hoàn thnàh sớm. Trung Quốc đặt vấn đề với 586 tỷ USD trong khi chúng ta giải quyết các khâu đó trong 1 tỷ USD và bây giờ kế hoạch là 6 tỷ USD thì cũng rất khó khăn, do đó phải tính toán kỹ đầu tư vào lĩnh vực nào, dự án nào. |
(Theo báo VietNamNet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com