Cơ quan thuế quan Trung Quốc cho biết, bất chấp những tác động tiêu cực của tình trạng sa sút kinh tế toàn cầu, thặng dư thương mại của Trung Quốc có thể đạt kỷ lục 290 tỷ USD trong năm 2008, cao hơn 10 tỷ USD so với con số dự báo cách đây 2 tuần của Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC).
Như vậy, trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2008, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã tăng hơn 11 lần. Kết quả này cho thấy bước tiến ngoạn mục của Trung Quốc, với vai trò là nước xuất khẩu đầy tiềm lực trên thị trường thế giới.
Theo Tổng cục hải quan Trung Quốc, kim ngạch ngoại thương của nước này năm 2008 ước đạt 2.550 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2007. Các quan chức thuộc cơ quan này nhận định, kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc trong tháng 11/08 giảm 9% so với cùng kỳ năm 2007, đánh dấu lần sụt giảm đầu tiên kể từ tháng 10/01, là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trở nên tồi tệ hơn và kinh tế thế giới suy thoái. Tính tổng cộng 11 tháng đầu năm 2008, mức thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt 256 tỷ USD.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng mạnh trong những tháng vừa qua (đạt 40,1 tỷ USD trong tháng 11/08) chủ yếu do hoạt động nhập khẩu giảm mạnh, trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia đang giảm tốc.
Sức tăng trưởng của Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khi các thị trường nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đang bắt đầu thu hẹp lại. Ngân hàng thế giới (WB) dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2009 ước đạt 7,5%, mức thấp chưa từng có trong 19 năm qua.
Nhiều sách TQ viết lại: Một hôm, Đặng Tiểu Bình dẫn cháu đến thăm Mao Trạch Đông. Mao muốn đứa trẻ gọi mình là ông nhưng nó không nghe. Mao bèn đưa ra một cái kẹo để “dụ”. Đứa bé vội vã gọi Mao bằng “ông”. Đặng Tiểu Bình nhân cơ hội đó nhắc khéo Mao Trạch Đông: “Đồng chí xem, ngay cả đứa trẻ nhỏ cũng biết thế nào là kích thích vật chất…”
Theo Giáo sư Regina Abrami của Trường kinh doanh Harvard, 30 năm đổi mới đã khiến Trung Quốc thay đổi một cách đáng kinh ngạc. Sự phát triển của Trung Quốc trong 30 năm qua có thể cho Việt Nam rất nhiều kinh nghiệm và bài học.
Ngày 18/12/1978, Đảng cộng sản Trung Quốc bắt đầu tiến hành những cải cách lớn, biến Trung Quốc thành người khổng lồ trong nền kinh tế thế giới. 30 năm sau đó, lễ kỉ niệm này sẽ diễn ra một cách “cay đắng” (từ của La Repubblica): sự phát triển quá nóng của Trung Quốc trở thành một mối đe dọa lớn cho thế giới trong hoàn cảnh khủng hoảng toàn cầu.
Công cuộc cải cách của Trung Quốc trong 30 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Trong rất nhiều sách lược quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của Trung Quốc ngày nay, không thể không kể đến những thay đổi trong chính sách giáo dục của đất nước này.
Trung Quốc đã tung ra gói kích cầu trị giá 586 tỷ USD, chia làm 10 hướng khuyến khích và đặt trọng tâm lớn hơn cho các DN vừa và nhỏ, các DN tư nhân, đầu tư mạnh vào nông thôn để tạo việc làm. Nước này coi đây như một cuộc canh tân kinh tế lớn nhằm đối phó với khủng hoảng toàn cầu. Theo các chuyên gia, VN cần học cách làm bài bản, quyết liệt này.
Việc làm trên nhằm giúp doanh nghiệp trong nước tránh được rủi ro khi giao dịch với những công ty không có uy tín.
Đối với các nhà kinh tế học khắp thế giới, câu hỏi "Điều gì sẽ xảy ra với kinh tế Trung Quốc năm 2009?" là một câu hỏi khó.
Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ khó khôi phục trong ngăn hạn do suy thoái tại những nước lớn vẫn tiếp tục. Đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng GDP trong năm nay gần như bằng 0 hoặc thậm chí sẽ âm.
Có thể nói, khủng hoảng kinh tế toàn cầu với sự suy giảm sức mua của những thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, châu Âu đã khiến cho tất cả các nước xuất khẩu hàng hóa vào những thị trường này đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với Trung Quốc, ảnh hưởng xem ra còn lớn hơn nhiều bởi nơi đây được xem như “công xưởng của thế giới”.
Theo Xinhua, Trung Quốc vừa khánh thành tuyến đường ngầm đầu tiên qua sông Dương Tử, đoạn chảy qua thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc dài 3.630 m với 4 làn xe lưu thông.
Cơ quan thuế quan Trung Quốc cho biết, bất chấp những tác động tiêu cực của tình trạng sa sút kinh tế toàn cầu, thặng dư thương mại của Trung Quốc có thể đạt kỷ lục 290 tỷ USD trong năm 2008, cao hơn 10 tỷ USD so với con số dự báo cách đây 2 tuần của Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC).
Trung Quốc đã bắt đầu chiến dịch thu hút 3 triệu lượt du khách tới Tây Tạng trong năm nay, sau khi vụ bạo động gây chết người tại đây khiến lượng du khách giảm mạnh trong năm 2008. Lượng khách du lịch tới khu vực này năm 2007 và 2008 lần lượt đạt 2,2 triệu lượt người và 4 triệu lượt người.
Tập đoàn môi giới và đầu tư CLSA cho biết ngành chế tạo Trung Quốc đang tiến gần tới tình trạng suy thoái kỹ thuật, sau khi sản lượng công nghiệp sụt giảm kỷ lục trong tháng 12/08.
Trung Quốc đang chuyển hướng sang các thị trường mới nổi tại Nam Mỹ, Ấn Độ và Trung Đông để phát triển xuất khẩu thuỷ sản trong bối cảnh thị trường Mỹ và châu Âu suy yếu.
Ngoại trưởng Nga cho biết kim ngạch mậu dịch giữa Nga và Trung Quốc ước tính lên đến 60 tỷ USD đến cuối năm 2008 bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu.