Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, khoảng 206 triệu người Trung Quốc, chiếm 68,6% số người sử dụng internet ở nước này coi đây là nguồn tiếp nhận tin tức chính của mình.
Tác giả bản báo cáo Zhu Huaxin nói: Các thảm họa chẳng hạn như bão tuyết trong dịp Tết âm lịch, động đất khủng khiếp ở Tứ Xuyên vào tháng 5 cũng như Olympic diễn ra vào tháng 8 đã khuấy động, làm cho số lượng cư dân đọc tin trên mạng ngày càng tăng lên. Năm 2008, internet phát triển mạnh mẽ và đi sâu vào đời sống của người dân Trung Quốc.
Theo thống kê của Trung tâm thông tin internet Trung Quốc, vào cuối tháng 6, số lượng người sử dụng internet ở Trung Quốc đạt con số 253 triệu người, đông nhất thế giới. Theo thống kê mới nhất cho thấy, con số này đã tăng lên thành 290 triệu người. Như vậy, số người dùng internet của đất nước này đã tăng thêm 80 triệu người so với năm 2007.
Có khoảng 80% số người dùng internet coi đây là phương tiện để tìm kiếm thông tin. Khoảng 60% số này biết cách sử dụng các cỗ máy tìm kiếm.
Để đáp ứng cho xu hướng này, Hãng tin Tân Hoa đã cho ra mắt một cỗ máy tìm kiếm tin tức đa ngôn ngữ với tên gọi Tân Hoa Search Engine trên trang thông tin chính thức của mình tại địa chỉ: xinhuanet.com hoặc news.cn.
Người sử dụng có thể tìm kiếm ảnh, các đoạn video và bài báo bằng các thứ tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga và Ả rập.
Trong nỗ lực nhằm thúc đẩy xuất khẩu, ngay sau quyết định huỷ bỏ thuế xuất khẩu sản phẩm thép, chính phủ Trung Quốc mới đây đã quyết định sẽ huỷ bỏ việc quản lý xuất khẩu thép bằng giấy phép, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 29/12, Bộ trưởng Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc Doãn Úy Dân (Yin Weimin) cho biết trong năm 2009, Trung Quốc đặt mục tiêu tạo thêm 9 triệu việc làm mới cho người dân ở khu vực thành thị và kiềm chế tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố dưới mức 4,6%.
Báo chí Trung Quốc ngày 25/12 cho hay cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc đang soạn thảo gói kích thích để cứu ngành công nghiệp ô tô của nước này tránh khỏi bị khủng hoảng như ngành công nghiệp ô tô Mỹ hiện nay.
Sau 30 năm cải cách và thực hiện chính sách mở cửa, công dân ở thành phố nào của Trung Quốc có đời sống hạnh phúc nhất?
Trung Quốc vừa cho biết đã đồng ý để việc giao dịch buôn bán với một số quốc gia láng giềng được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ của mình nhằm giúp các nhà xuất khẩu đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.
Đây là cuốn sách do Viện Khoa học-Xã hội Trung Quốc công bố ngày 25/12, trong đó nêu những nhận định về cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế hiện nay
Mặc dù kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, ngành tài chính của nước này vẫn đang đem đến cơ hội cho những ai mất việc ở Phố Wall - nơi số người thất nghiệp đang tăng vọt vì khủng hoảng tài chính.
Ngày 25/12, Trung Quốc đã công bố một loạt các biện pháp mới để thúc đẩy xuất khẩu và tiêu dùng, nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế.
Ngày 24/12, Lãnh đạo ba nước đều bày tỏ lo ngại về tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới hiện nay đối với các nền kinh tế này trong năm tới
Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm kinh tế ngày càng lớn, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có khả năng vẫn còn kéo dài.
Số dân Trung Quốc được hưởng lợi ích từ các dự án giảm nghèo có thể sẽ tăng lên gấp 3 lần, ước tính hơn 43 triệu người, sau khi chính phủ chính thức công bố: tăng chuẩn nghèo của nước này trong năm 2009.
Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, khoảng 206 triệu người Trung Quốc, chiếm 68,6% số người sử dụng internet ở nước này coi đây là nguồn tiếp nhận tin tức chính của mình.
Chính phủ Trung Quốc trong thời gian tới sẽ thông qua một loạt chính sách, trong đó có biện pháp giảm thuế, tăng lương và bảo hiểm, để thúc đẩy tiêu dùng và đối phó với xu hướng kinh tế suy giảm hiện nay trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.