Chính phủ Trung Quốc trong thời gian tới sẽ thông qua một loạt chính sách, trong đó có biện pháp giảm thuế, tăng lương và bảo hiểm, để thúc đẩy tiêu dùng và đối phó với xu hướng kinh tế suy giảm hiện nay trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tờ Nhà quan sát kinh tế của Trung Quốc dẫn một số nguồn tin cho hay Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC) đang nghiên cứu gói kích thích kinh tế của chính phủ, một biện pháp có thể sẽ giảm thu nhập từ thuế và tăng lương cho công nhân nhà nước. Các biện pháp này sẽ bao gồm việc giảm lệ phí một số dịch vụ công cộng, trong đó có bưu chính viễn thông và phí đỗ xe.
NDRC cho hay gói kích thích kinh tế này sẽ được công bố tại hội nghị công tác kinh tế của chính phủ vào tháng 12 tới. Gói kích thích kinh tế này được đưa ra sau khi Bắc Kinh công bố khoản chi tiêu mới trị giá 4.000 tỷ NDT (586 tỷ USD) trong vòng hai năm tới nhằm đối phó với việc kinh tế suy giảm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Một phần lớn khoản chi tiêu này sẽ đưa vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở lớn.
Thống kê chính thức cho thấy tăng trưởng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã giảm xuống còn 8,2% trong tháng 10/08 - mức thấp nhất trong 7 năm qua. Thu nhập tài chính trong tháng 10/08 cũng giảm đi 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái - lần suy giảm đầu tiên trong vòng 12 năm. Mặc dù chính phủ cam kết cải thiện phúc lợi xã hội qua việc cung cấp các dịch vụ y tế tốt hơn và tạo cho người dân có thu nhập cao hơn, nhưng cho tới nay vẫn chưa đưa ra các biện pháp cụ thể.
Tuy kinh tế phát triển mạnh trong ba thập kỷ qua, nhưng về mặt chi tiêu cho phúc lợi xã hội, Trung Quốc vẫn ở mức thấp hơn một số nước đang phát triển khác, như Ấn Độ và Thái Lan. Chính phủ Trung Quốc đã quyết định chi khoảng 11% tổng chi tiêu tài chính cho các chương trình phúc lợi xã hội trong những năm qua, nhưng con số này vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức 30-50% ở nhiều nước phát triển. Nhiều người dân Đại lục đã phải tăng tiết kiệm để dự phòng cho các khoản chi tiêu lớn về y tế và giáo dục.
Sáng kiến kích thích kinh tế sẽ giúp tăng mức trợ cấp sinh hoạt cho người nghèo và trợ cấp nhà ở để giúp nhiều người có thể tiếp cận với với thị trường nhà đất hơn. Tuy nhiên, giáo sư Tang Xiujuan của trường Đại học Quảng Châu cho rằng dự thảo gói kinh tế này có ảnh hưởng rất hạn chế trong việc kích cầu đối với những gia đình có thu nhập thấp và những người làm việc trong ngành kinh tế tư nhân. Giáo sư Tang cũng cho hay các nhóm người, gồm những người hoạt động trong dịch vụ dân sự và tại các công ty nhà nước, sẽ được hưởng lợi từ gói chính sách này. Bà Tang cho rằng chính phủ nên đưa ra các chính sách cụ thể hơn nhằm vào từng nhóm người để kích thích tiêu dùng tổng thể.
Trong nỗ lực nhằm thúc đẩy xuất khẩu, ngay sau quyết định huỷ bỏ thuế xuất khẩu sản phẩm thép, chính phủ Trung Quốc mới đây đã quyết định sẽ huỷ bỏ việc quản lý xuất khẩu thép bằng giấy phép, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 29/12, Bộ trưởng Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc Doãn Úy Dân (Yin Weimin) cho biết trong năm 2009, Trung Quốc đặt mục tiêu tạo thêm 9 triệu việc làm mới cho người dân ở khu vực thành thị và kiềm chế tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố dưới mức 4,6%.
Báo chí Trung Quốc ngày 25/12 cho hay cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc đang soạn thảo gói kích thích để cứu ngành công nghiệp ô tô của nước này tránh khỏi bị khủng hoảng như ngành công nghiệp ô tô Mỹ hiện nay.
Sau 30 năm cải cách và thực hiện chính sách mở cửa, công dân ở thành phố nào của Trung Quốc có đời sống hạnh phúc nhất?
Trung Quốc vừa cho biết đã đồng ý để việc giao dịch buôn bán với một số quốc gia láng giềng được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ của mình nhằm giúp các nhà xuất khẩu đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.
Đây là cuốn sách do Viện Khoa học-Xã hội Trung Quốc công bố ngày 25/12, trong đó nêu những nhận định về cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế hiện nay
Mặc dù kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, ngành tài chính của nước này vẫn đang đem đến cơ hội cho những ai mất việc ở Phố Wall - nơi số người thất nghiệp đang tăng vọt vì khủng hoảng tài chính.
Ngày 25/12, Trung Quốc đã công bố một loạt các biện pháp mới để thúc đẩy xuất khẩu và tiêu dùng, nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế.
Ngày 24/12, Lãnh đạo ba nước đều bày tỏ lo ngại về tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới hiện nay đối với các nền kinh tế này trong năm tới
Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm kinh tế ngày càng lớn, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có khả năng vẫn còn kéo dài.
Số dân Trung Quốc được hưởng lợi ích từ các dự án giảm nghèo có thể sẽ tăng lên gấp 3 lần, ước tính hơn 43 triệu người, sau khi chính phủ chính thức công bố: tăng chuẩn nghèo của nước này trong năm 2009.
Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, khoảng 206 triệu người Trung Quốc, chiếm 68,6% số người sử dụng internet ở nước này coi đây là nguồn tiếp nhận tin tức chính của mình.
Chính phủ Trung Quốc trong thời gian tới sẽ thông qua một loạt chính sách, trong đó có biện pháp giảm thuế, tăng lương và bảo hiểm, để thúc đẩy tiêu dùng và đối phó với xu hướng kinh tế suy giảm hiện nay trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.