Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 3 vừa qua đã tăng lên mức kỷ lục 51 triệu tấn, tăng 43% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong tháng 2/09, nước này đã nhập khẩu 46,74 triệu tấn quặng sắt.
Các nhà máy thép Trung Quốc đã tăng sản lượng trong thời gian từ 12 năm ngoái đến tháng 2 năm nay do giá thép hồi phục trước trước dự đoán nhu cầu sẽ tăng nhờ gói kích cầu trị giá 4 nghìn tỷ NDT (585 tỷ USD), đẩy nhu cầu quặng sắt lên.
Quặng sắt là nguyên liệu chính sản xuất thép. Tuy nhiên, sản lượng trong nước vẫn giảm 20% sau những thông tin mới nhất cho thấy sản lượng thép sẽ dẫn tới tình trạng thừa cung.
Sản lượng thép thô hàng ngày giảm xuống 1,38 triệu tấn trong tháng trước so với 1,45 triệu tấn trong tháng 2.
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc, nước nhập khẩu nguyên liệu thô lớn nhất thế giới tăng 22% trong tháng 2 lên 46,8 triệu tấn so với một năm trước và tăng 43% so với mức nhập khẩu trong tháng 1.
Theo bộ vận tải Trung Quốc, nhập khẩu quặng sắt trong tháng 1 tăng 4,8% lên 43,3 triệu tấn so với môt năm trước.
Tổng cục thuế quan Trung Quốc cho biết khối lượng xuất khẩu ô tô của nước này đã giảm 66% còn 16.000 chiếc trong tháng 2/2009, chạm xuống mức thấp nhất hàng tháng kể từ 2007.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vòng ba thập kỷ vừa qua thật đáng kinh ngạc. Châu Âu và Nhật Bản, bị vướng vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất từ sau chiến tranh, hầu như không còn được coi là đối thủ xứng đáng của Trung Quốc. Siêu cường Hoa Kỳ cũng đã qua thời kỳ huy hoàng. Mặc dù tránh biểu lộ thái độ hân hoan, nhưng Trung Quốc cảm giác rằng uy lực của mình sắp trở thành sự thật.
Trung Quốc cho biết, mức tăng trưởng của xuất khẩu đồ chơi nước này đã giảm mạnh trong năm 2008 do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu sụt giảm.
Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, việc Nga tăng thuế nhập khẩu các sản phẩm thép (bao gồm thép xây dựng và phôi thép) để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động xuất khẩu thép của Trung Quốc trong năm 2009 này.
Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm dịch Quảng Châu, xuất khẩu giày của thành phố Quảng Châu vượt con số kỷ lục 2,5 tỉ USD và đạt mức cao trong năm 2008, chiếm ½ tổng kim ngạch xuất khẩu giày của tỉnh Phúc Kiến và khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu giày của cả nước.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2009 dự đoán sẽ chậm lại, song mức tăng vẫn cao hơn nhiều so với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này.
Ngày 3/2, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Quan hệ kinh tế và Ngoại thương Bôlivia, Pablo Guzmán cho biết trong năm nay quốc gia này có kế hoạch ký hiệp định thương mại với Trung Quốc và Việt Nam, vì đây là những thị trường xuất khẩu hấp dẫn đối với các sản phẩm sinh thái và dệt may của Bôlivia.
Tin từ Lefaso cho hay, Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm nhập khẩu hoá chất sử dụng trong sản xuất giày và ghế sôpha từ Trung Quốc do chúng có thể là nguyên nhân khiến da người bị dị ứng.
Báo chí thế giới gần đây đưa tin Chính phủ Trung Quốc đang triển khai dự án mở rộng mạng lưới thông tin tuyên truyền toàn cầu, với mục tiêu quảng bá hình ảnh của đất nước hướng đến đối tượng là công chúng ở nước ngoài.
Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm bơ lạc của 11 công ty thực phẩm có cơ sở tại Mỹ vì những sản phẩm này có chứa khuẩn Salmonella Typhimurium gây độc hại.
Theo Văn phòng Thông tin của Trưởng khu hành chính đặc biệt Hongkong (Trung Quốc), chính quyền Hong Kong ước tính đầu tư cho công nghệ thông tin 5,5 tỷ dollar Hongkong (tương đương 705.128 USD) trong năm tài khóa 2008-2009, tăng 1,85% so với cùng kỳ năm trước.
Kinh tế Trung Quốc năm 2008 tăng trưởng 9%, thấp nhất trong 7 năm qua, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục tác động tiêu cực tới nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới này.
Khoảng 15,3% đội ngũ lao động ngoại tỉnh (tương đương 20 triệu người) đã phải về quê sau khi mất việc, trong khi chính quyền trung ương hôm qua cảnh báo, năm 2009 có khả năng là năm khó khăn nhất đối với Trung Quốc kể từ đầu thế kỷ.