Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc "nhìn" thế giới như thế nào?

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vòng ba thập kỷ vừa qua thật đáng kinh ngạc. Nhưng Trung Quốc vẫn thiếu một điều kiện cần thiết để thoả mãn chủ nghĩa dân tộc của mình: sự tụt dốc của phương Tây. Hiện tại các nước tư bản đang cảm thấy lo lắng ngay chính trên mảnh đất của mình.
 
Châu Âu và Nhật Bản, bị vướng vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất từ sau chiến tranh, hầu như không còn được coi là đối thủ xứng đáng của Trung Quốc. Siêu cường Hoa Kỳ cũng đã qua thời kỳ huy hoàng. Mặc dù tránh biểu lộ thái độ hân hoan, nhưng Trung Quốc cảm giác rằng uy lực của mình sắp trở thành sự thật.
 

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo không còn tuyên ngôn rằng Trung Quốc chỉ có vai trò nhỏ đối với các vấn đề toàn cầu, rằng chỉ muốn tập trung vào phát triển kinh tế. Ông Thủ tướng nói rằng Trung Quốc là một cường quốc lớn và lo lắng việc chi tiêu hoang phí của Chính phủ Hoa Kỳ đang gây rủi ro cho rổ tiền trị giá 1.000 tỷ USD của Trung Quốc. Những nhận xét khinh suất của Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ rằng Trung Quốc đang đánh tín hiệu đối với đồng USD đã bị gạt bỏ. Châu Âu cũng bị phớt lờ: một cuộc họp thượng đỉnh của EU đã bị hoãn và Pháp vẫn bị liệt vào sổ đen do Nicolas Sarkozy đã có cuộc gặp với Dalai Lama.
 

Địa chính trị giờ đây trở thành vấn đề giữa hai thái cực mà Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai quốc gia ở hai đầu. Vì vậy, cuộc họp G20 ở London còn được xem là cuộc gặp G2 giữa hai ông Barack Obama và Hồ Cẩm Đào. Điều này không chỉ khiến châu Âu lo lắng do đã bác bỏ những chính sách đơn cực của Tổng thống George Bush và không muốn thấy chính sách ấy lại bị thay thế bởi một nước độc quyền thứ hai. Nhật Bản cũng lo lắng do từ lâu vẫn sống trong tâm trạng bất an về những đối thủ cạnh tranh đang vươn lên mạnh mẽ ở châu Á.
 

Mối lo có tên gọi: Trung Quốc

Trước khi mối lo lan rộng, cần phải lưu ý rằng Trung Quốc vẫn phải đối mặt với cả những điểm yếu. Theo lời của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, đó là một nước nghèo phải đối mặt với năm khó khăn nhất của thế kỷ. Số liệu về việc làm gần đây nhất cho thấy khoảng 20 triệu người bị mất việc làm. Ngân hàng thế giới đã cắt giảm dự đoán tăng GDP của Trung Quốc xuống còn 6,5% trong 5 năm. Mức tăng trưởng này là lớn so với các nước khác trên thế giới trong thời đại suy thoái, nhưng đối với nhiều người Trung Quốc, vốn quen với việc GDP tăng hai con số, thì mức tăng ấy nghe giống như suy thoái. Mặc dù Trung Quốc có đạt được mức tăng trưởng diệu kỳ 8% như mục tiêu thì vẫn có đó những lời phàn nàn.
 

Sau những lời tuyên bố với bên ngoài, Trung Quốc vẫn phải chứng kiến những tranh cãi nẩy lửa về hệ thống kinh tế và loại quyền lực nào với thế giới mà quốc gia này muốn nắm giữ. Chính phủ Trung Quốc không hứng thú với những tranh luận này. Trung Quốc đã rút ngắn thời gian họp quốc hội hàng năm. Những người kêu gọi mở cửa kinh tế nhiều hơn nữa cho rằng cần phải tạo áp lực thời gian hoàn thành. Nhưng lãnh đạo của Trung Quốc lại phải đối mặt với những bất bình ấm ức từ cả những người coi suy giảm kinh tế là cơ hội để tạm ngưng những cải cách định hướng thị trường trong nước. Một đất nước Trung Quốc nổi giận có thể chuyển thành cơn lốc bài ngoại, nhưng không phải tất cả những nguyên nhân được nêu lên đều nguy hiểm đến vậy. Cũng có quan điểm nêu ra rằng dịch vụ công cộng và mạng lưới phúc lợi xã hội tốt hơn là điều Trung Quốc rất cần.
 

Vì vậy, Trung Quốc đang ở trong tình huống bất định hơn nhiều người phương Tây nghĩ. Thế giới không phải là nơi "lộng hành" của hai cường quốc và có thể sẽ không bao giờ như vậy. EU là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dân số của Ấn Độ sẽ vượt qua dân số Trung Quốc. Nhưng những điều đó không làm mờ đi sự thật là quyền lực của Trung Quốc đang tăng lên - và cả phương Tây lẫn bản thân Trung Quốc đều cần phải điều chỉnh để thích nghi với thực tế này.
 

Đối với ông Obama, điều này có nghĩa cần phải tạo ra sự cân bằng mới. Xét trong dài hạn, nếu ông Obama không thuyết phục được Trung Quốc tham gia vào một hệ thống đa phương tự do vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ, thì có thể các nhà sử học sẽ coi như ông đã thất bại. Trong ngắn hạn, ông Obama cần phải giữ lời hứa với Trung Quốc. Cuộc gặp G20 là một cơ hội để tạo cho Trung Quốc một vai trò ra quyết định lớn hơn trên toàn cầu so với vai trò của nước này trong nhóm G7 và G8. Nhưng đây cũng là một cơ hội để Trung Quốc chứng tỏ rằng đất nước này có thể phát huy ảnh hưởng mới của mình một cách có trách nhiệm.
 

Trung Quốc ý thức được vị thế của mình

Sau hàng loạt các vấn đề từ Iraq tới Sudan, Trung Quốc đã sử dụng tài sản của mình là vị trí thường trực trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Động thái của Trung Quốc cho thấy, quốc gia này không muốn can thiệp vào vấn đề của các nước khác. Đáng tiếc là điều đó cần phải có thời gian để thay đổi.
 

Trong một phần tư thế kỷ qua, không có quốc gia nào giành được nhiều lợi ích từ tiến trình toàn cầu hoá như Trung Quốc. Hàng trăm triệu người đã được kéo ra khỏi mức thu nhập thấp và trở thành tầng lớp trung lưu. Trung Quốc là một thành viên nhiều "cáu kỉnh". Quốc gia này đã khiến vòng đàm phán thương mại thế giới gần đây nhất bị trật bánh. Cuộc gặp G20 tạo cho Trung Quốc một cơ hội để thay đổi. Đặc biệt, Trung Quốc đang được đề nghị giúp củng cố nguồn lực của IMF để có thể giải cứu các quốc gia gặp ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng ở Đông Âu. Tuy nhiên, một số ý kiến từ Trung Quốc muốn phớt lờ IMF do quỹ này có thể dùng tiền để giúp đỡ những nước có thành kiến với Trung Quốc. Những vấn đề như thế này rồi cũng sẽ phải trải qua, nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy rằng Trung Quốc hiểu mình sẽ trở thành một siêu cường.
 
Hu Jintao ( Hồ Cẩm Đào) - Barack Obama
Chinese President Hu Jintao (L) shakes hands with U.S. President Barack Obama
during their meeting in London, Britain, on April 1, 2009. (Xinhua/Ju Peng)
 
 Hujintao ( Hồ Cẩm Đào) - Dmitry Medvedev
Chinese President Hu Jintao (L) meets with Russian President Dmitry Medvedev
in London, Britain, April 1, 2009. (Xinhua/Ju Peng)

Hujintao ( Hồ Cẩm Đào) - Gordon Brown
Chinese President Hu Jintao (R) meets with British Prime Minister Gordon Brown
in London, Britain, on April 1, 2009. (Xinhua/Liu Weibing)

Hujintao ( Hồ Cẩm Đào)-Nicolas Sarkozy
Chinese President Hu Jintao (R) shakes hands with French President Nicolas Sarkozy
during their meeting in London, Britain, on April 1, 2009. (Xinhua/Li Xueren)

(Theo DN/ Economist)

  • Xuất khẩu ô tô của Trung Quốc giảm 62% trong hai tháng đầu năm nay
  • Trung Quốc: nhập khẩu quặng sắt tăng mạnh
  • Trung Quốc "nhìn" thế giới như thế nào?
  • Trung Quốc: xuất khẩu đồ chơi giảm mạnh
  • Nga tăng thuế nhập khẩu thép sẽ ảnh hưởng mạnh đến các nhà xuất khẩu Trung Quốc
  • Những sửa đổi về thuế nhập khẩu của ngành da Trung Quốc năm 2009
  • Năm 2008: Xuất khẩu giày của tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc) vượt 2,5 tỉ USD
  • Trung Quốc: Tăng trưởng xuất khẩu sẽ vẫn cao hơn GDP trong năm nay
  • Bôlivia sẽ ký hiệp định thương mại với Trung Quốc và Việt Nam
  • EU cấm NK hoá chất sử dụng trong SX da của Trung Quốc
  • Trung Quốc mở rộng tuyên truyền toàn cầu
  • Trung Quốc cấm nhập thực phẩm của 11 công ty Mỹ
  • Hongkong chi hơn 700.000 USD cho IT
  • Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong 7 năm qua
  • Trung Quốc: 20 triệu lao động ngoại tỉnh mất việc