Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiềm chế lạm phát: Bài toán tổng thể

Quý I/2010 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã là 4,12%. Như vậy để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức dưới 7% như Chính phủ đề ra, trong thời gian còn lại, mỗi tháng mức tăng CPI chỉ đạt khoảng 0,3%. Đây thực sự là một bài toán khó khi mà hàng loạt yếu tố tác động đến chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng cao.

Thị trường sữa là một trong những ví dụ rõ nhất cho nhận định rằng khó có thể bình ổn thị trường chỉ bằng các biện pháp hành chính

Theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội: Với cơ cấu hàng hoá lương thực thực phẩm chiếm 42% trong rổ hàng hoá CPI thì việc chỉ số CPI có khả năng vượt qua con số dự kiến 7% khá xa. Thực tế cho thấy quý I/2010 tại các siêu thị ở Hà Nội giá thực phẩm đã tăng đáng kể, mức trung bình từ 7-8%. Chẳng hạn: bánh kẹo tăng 2-6%; thuỷ hải sản tăng 5-10%; thực phẩm chế biến tăng 2-7%; đặc biệt là sữa tăng 5-18% tuỳ loại. Một mặt bằng giá mới đã và đang dần hình thành.

Tăng đầu vào

Có thể dễ dàng nhận thấy một loạt yếu tố khiến cho giá thành đầu vào của sản xuất tăng cao trong thời gian sắp tới. Từ ngày 1/3, nhiều nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất đã tăng giá bán, như giá than (bán cho điện) tăng đến 47% tùy loại, giá điện tăng 6,8%, giá nước Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều tăng 40 - 50%. Giá vốn tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các DN sản xuất: thu hẹp quy mô hoặc phải tăng huy động vốn. Trong khi đó lãi suất cho vay với cơ chế thoả thuận đối với DN ngày càng tăng khiến chi phí đầu vào đội lên tạo các đợt sóng và  đẩy DN vào cái vòng luẩn quẩn: hiệu quả sản xuất thấp - giá thành cao. Điều này được minh chứng trong quý 1/2010 nếu như chỉ số  CPI tăng 8,51% so với cùng kỳ năm 2009 thì chỉ số giá sản xuất (PPI) nông nghiệp tăng 11,6%, PPI công nghiệp tăng 9,4%. Như vậy PPI đã tăng nhanh hơn CPI. Áp lực như vậy khiến nhà sản xuất đẩy  giá để thu hẹp khoảng cách giữa PPI và CPI và như vậy sẽ tạo lực đẩy với CPI.

Bên cạnh đó yếu tố tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho chỉ số CPI trong quý II/2010 tiếp tục tăng. Theo quy định của Chính phủ mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 1/5/2010 là 730.000 đồng/tháng. Mà theo thông lệ mỗi khi tăng lương thì giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu lại được dịp “té nước theo mưa” mà nâng theo.

Lường trước khó khăn, năm 2010, TP HCM đang xây dựng Đề án Chiến lược tạo nguồn hàng thiết yếu bình ổn thị trường TP HCM đến năm 2015. Có 8 nhóm hàng thiết yếu được đưa vào đề án do TP chủ động điều tiết bao gồm: gạo, đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, thực phẩm chế biến, trứng gia cầm và sữa. Các mặt hàng thiết yếu khác do Trung ương quản lý, TP HCM sẽ phối hợp để đảm bảo cung cầu hàng hóa cho người dân như xăng dầu, xi măng, thép xây dựng, muối, sữa, cước vận chuyển hành khách... Dự kiến đề án này được Sở Công Thương báo cáo Thường trực UBND TP HCM trong tháng 4/2010. Hà Nội cũng đang lên kế hoạch xây dựng chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu tương tự.

Biện pháp hành chính là không đủ

Ông Vũ Vinh Phú đặt câu hỏi: Có thể dùng các biện pháp hành chính mãi được không ? Vấn đề mấu chốt vẫn nằm ở quy luật cung cầu hàng hoá, phân phối, lưu thông, mặt bằng... Các vấn đề này đều không mới nhưng trên thực tế chưa được cải thiện bao nhiêu. DN vẫn thiếu vốn, nhà phân phối thì vẫn khó khăn về mặt bằng, hàng hoá phải qua nhiều khâu trung gian mới đến tay người tiêu dùng...

Cũng theo ông Phú: Chỉ lấy một ví dụ nhỏ là sản phẩm sữa. Trong thời gian vừa rồi giá sữa liên tục tăng. Các cơ quan quản lý cũng đã đưa ra nhiều biện pháp mang tính hành chính như: niêm yết giá công khai, khống chế thời gian và tỷ lệ tăng... nhưng hệ quả giá sữa vẫn leo thang. Mấu chốt của vấn đề là phải giải quyết triệt để bài toán cung cầu. Lấy hàng hoá áp đảo hàng hoá. Còn nếu như nhu cầu vẫn tăng mà hàng vẫn khan hiếm thì khó có thể nói đến chuyện bình ổn giá. Trong ví dụ này, đặt câu hỏi vai trò của các cơ quan quản lý ở đâu? Nếu cơ quan ấy có đủ khả năng đưa ra các biện pháp hành chính để bình ổn thì liệu có xảy ra tình trạng hơn 200 Cty tư nhân nhập khẩu sữa làm mưa làm gió trên thị trường như hiện nay hay không? Một yếu tố đặc biệt quan trọng tác động đến chỉ số CPI là thị trường vốn. Nếu nhìn vào mức tăng trưởng tín dụng trong qúy I/2010 có thể nhận thấy là khá cao. Theo Ngân hàng nhà nước VN, quý 1/2010, dư nợ tín dụng tăng 3,34% so với cuối năm 2009. Ông Vũ Vinh Phú cho rằng: Chính phủ cần phải có những biện pháp tích cực để kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng, rà soát,  cơ cấu và khống chế tỷ lệ tín dụng nhất định đối với các lĩnh vực như tài chính, bất động sản... các dự án đầu tư kém hiệu quả để tập trung đầu tư cho sản xuất. Bởi nếu lượng cung tiền nhiều mà không tạo được sản phẩm hàng hoá thì sẽ càng đẩy lạm phát tăng cao và người dân sẽ là đối tượng phải gánh chịu. Chúng ta không quá hốt hoảng nhưng cũng không thể chủ quan. Cần có những giải pháp tổng thể và triển khai thực hiện quyết liệt thì mới giải quyết triệt để vấn đề về vốn, mặt bằng, phân phối...

Quý II chỉ số CPI sẽ tăng đáng kể do độ trễ của nguồn cung tiền, và các mặt hàng thiết yêú. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang rất lo ngại  lạm phát VN do tăng trưởng tín dụng và giá hàng hóa thế giới cao trở lại.

Con số CPI 7% mà Chính phủ dự kiến là quá lý tưởng nhưng nếu không có giải pháp quyết liệt, theo tôi mức thấp nhất cũng phải trên 9%. Bởi những quý IV thường là quý mà chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.

(Theo Phan Nam // Diễn đàn doanh nghiệp)

Bài thuộc chuyên đề: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam ?

  • Sức hút của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng
  • Đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010: Nhiều giải pháp để về đích
  • Hai kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam 2010
  • WB: 35 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo
  • VN cần tập trung ổn định kinh tế vĩ mô hơn là tăng trưởng nhanh
  • Phát triển kinh tế - xã hội các xã miền núi Hà Nội: Cần cú hích về đầu tư hạ tầng cơ sở
  • Xem xét tác động của Trung Quốc với kinh tế Việt Nam
  • Quản lý không gian xây dựng ngầm- hướng phát triển đô thị hiện đại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi