Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

WB: 35 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo

Với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 7,2% trong thập kỷ trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009, 35 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo.

Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết vay vốn WB.

Ngày 14/4, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố kết quả của Nhóm đánh giá độc lập (IEG) của WB với nhận xét “những thành tựu phát triển của Việt Nam trong nhiều năm qua là đáng ấn tượng”.

Năm 2009, Việt Nam đã chuyển từ nước nghèo sang nước có thu nhập trung bình. IEG cho rằng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 7,2%  trong thập kỷ trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009, 35 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo.

Dịch vụ cung cấp nước và các tiện nghi vệ sinh được mở  rộng. 95% dân số đã được sử dụng điện và 90% được sử dụng hệ thống đường bộ trong mọi điều kiện thời tiết. Điều kiện sống của nhân dân các khu vực miền núi cũng như các dịch vụ y tế được cải thiện.

Kết quả chương trình của WB hỗ trợ phát triển của Việt Nam cũng đáng chú ý với 34 dự án đã hoàn tất và 100%  các dự án của WB hỗ trợ Việt Nam đều tiến triển đáng hài lòng. Chương trình hỗ trợ của WB tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, cải thiện năng lực quản lý của Chính phủ, tăng cường an sinh xã hội.

WB nhấn mạnh, sự bền vững của tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt khi nền kinh tế hội nhập hơn với nền kinh tế thế giới, trong bối cảnh nền kinh tế bị sức ép ngày càng tăng về nguồn tài nguyên thiên nhiên, tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và  nhiều bộ phận dân cư  dễ bị tổn thương bởi thảm hoạ thiên nhiên.

Do đó, các cải cách thể chế cần đảm bảo chương trình nghị sự phát triển của Việt Nam đạt được mục tiêu đề ra, trong đó có xoá đói nghèo. Nhiều năm sắp tới  sẽ rất quan trọng đối với Việt Nam trong tiến trình hoàn tất thời kỳ chuyển tiếp sang kinh tế thị trường và tạo nền tảng cho một nước có thu nhập trung bình.

(Theo Mai Hằng // Tin Chính phủ)

  • VN cần tập trung ổn định kinh tế vĩ mô hơn là tăng trưởng nhanh
  • Phát triển kinh tế - xã hội các xã miền núi Hà Nội: Cần cú hích về đầu tư hạ tầng cơ sở
  • Xem xét tác động của Trung Quốc với kinh tế Việt Nam
  • Quản lý không gian xây dựng ngầm- hướng phát triển đô thị hiện đại
  • ADB: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao trong 2010 và 2011
  • WB: Việt Nam cần ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất
  • VN là địa chỉ hấp dẫn các công ty đa quốc gia
  • Khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục tăng trưởng khá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi