Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển kinh tế - xã hội các xã miền núi Hà Nội: Cần cú hích về đầu tư hạ tầng cơ sở

Để từng bước tháo gỡ khó khăn, tìm ra giải pháp giúp đồng bào các xã dân tộc, miền núi (DTMN) trên địa bàn Hà Nội phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống, UBND TP Hà Nội lấy ý kiến đóng góp của các sở, ngành và các huyện xây dựng nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) các xã miền núi giai đoạn 2010-2015. Hầu hết các ý kiến cho rằng, trở ngại lớn nhất với phát triển KTXH các xã DTMN Hà Nội hiện nay là kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của đồng bào.

Đường giao thông ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất. Ảnh: Linh Tâm

Kết cấu hạ tầng thiếu, yếu

Hà Nội có 33 dân tộc thiểu số với 58.631 người, chiếm 0,9% dân số toàn TP, trong đó sống tập trung tại 13 xã và 1 thôn ở 5 huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ và Thạch Thất với 45.000 người. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, số hộ nghèo còn ở mức cao (bình quân chiếm trên 20%); kết cấu hạ tầng cơ sở như đường giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch vừa thiếu, vừa yếu ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển KTXH các địa phương.

Trưởng ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Thị Ánh cho biết, mặc dù đã được Nhà nước, các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm hỗ trợ, đầu tư, song kết cấu hạ tầng cơ sở của các xã DTMN vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của nhân dân, nhất là đường giao thông nông thôn, đường điện. Trong tổng số 475km đường giao thông nông thôn mới có gần 60km đường trải nhựa, 40km đường bê tông, còn lại là đường cấp phối, đường đất. Ở các xã DTMN diện tích rộng, dân cư thưa thớt, đời sống của người dân còn nghèo nên việc huy động nhân dân đóng góp xây dựng giao thông rất khó khăn. Ví dụ, ở xã Minh Quang, huyện Ba Vì, toàn xã mới chỉ có 8/68km đường giao thông được trải nhựa và đổ bê tông, còn lại là đường đất.

Khó khăn thứ hai là mạng lưới điện xuống cấp, chất lượng điện vừa thiếu, vừa yếu ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và phát triển kinh tế của nhân dân. Hiện 13 xã DTMN của thành phố có 91 trạm biến áp với công suất 11.000 KVA nhưng lượng điện năng mới đáp ứng 70% nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đặc biệt, do xây dựng quá lâu nên đến nay đường dây hạ thế và trạm biến áp nhiều nơi đã xuống cấp, gây thất thoát điện năng, không bảo đảm an toàn. Theo thống kê của UBND huyện Ba Vì, 7 xã DTMN của huyện còn thiếu 25 trạm biến áp và 20km đường dây hạ thế; đường dây hạ thế cần sửa chữa là 160km. Ngoài ra, kết cấu hạ tầng phục vụ cho hệ thống giáo dục của các xã DTMN cũng không kém phần khó khăn. Hiện vẫn còn nhiều trường, lớp ở các bậc học từ mầm non đến THPT chưa được kiên cố hóa; nhiều địa phương còn thiếu lớp học. Cá biệt, ở bậc học mầm non, vẫn còn một số trường, lớp học tạm, xuống cấp và 20% số phòng phải đi học nhờ.

Cần cơ chế đặc thù

Trên cơ sở phân tích những khó khăn đã và đang cản trở sự phát triển KTXH đối với các xã DTMN Hà Nội, đa số các ý kiến cho rằng để khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, nhân lực các địa phương theo hướng CNH-HĐH nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, TP cần chú trọng xây dựng các chính sách ưu tiên, đề án chuyên đề và những chính sách, cơ chế đặc thù để áp dụng cho các xã này.

Ông Bạch Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho rằng, TP cần xây dựng những cơ chế, chính sách đặc thù như chính sách về văn hóa, giáo dục, y tế, chính sách cán bộ xã, thôn... nhằm thúc đẩy KTXH các xã DTMN phát triển. Theo ông Tiến, trước mắt cần tăng cường đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn; hệ thống nước sạch; các công trình thủy lợi, cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện... Đặc biệt là ưu tiên triển khai các dự án: Xây dựng bệnh viện đa khoa thuộc 7 xã DTMN huyện Ba Vì; mở rộng quy mô Trường Phổ thông dân tộc nội trú TP... để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, học tập của nhân dân.

Ông Đào Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND TP cho rằng, để khắc phục những khó khăn trên, bên cạnh việc hỗ trợ của Nhà nước, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tập trung khai thác mọi nguồn lực, xã hội hóa công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, đồng thời phát huy mọi tiềm năng đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh CN, TTCN, du lịch, dịch vụ để tạo đà cho vùng DTMN từng bước trở thành khu vực phát triển, góp phần thu hẹp khoảng cách với các địa phương khác. Cùng với sự quan tâm của TP, các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức và Chương Mỹ cần chủ động phối hợp với các sở, ngành xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể theo hướng tăng cường phân cấp quản lý cho cơ sở để đẩy nhanh tốc độ phát triển KTXH các xã DTMN.

(Theo Thu Hằng // Hanoimoi Online)

  • Xem xét tác động của Trung Quốc với kinh tế Việt Nam
  • Quản lý không gian xây dựng ngầm- hướng phát triển đô thị hiện đại
  • ADB: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao trong 2010 và 2011
  • WB: Việt Nam cần ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất
  • VN là địa chỉ hấp dẫn các công ty đa quốc gia
  • Khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục tăng trưởng khá
  • Hai kịch bản cho kinh tế Việt Nam năm 2010
  • Kinh tế Việt Nam 2010: Gánh nặng dồn lên vai chính sách tiền tệ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi