Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quản lý không gian xây dựng ngầm- hướng phát triển đô thị hiện đại

Theo xu hướng phát triển của đô thị hiện đại, không gian xây dựng ngầm đô thị cần phải được quy hoạch, xây dựng, quản lý và sử dụng đã trở thành yêu cầu tất yếu. Đây cũng là những nội dung được quy định cụ thể tại Nghị định về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị vừa được Chính phủ ban hành.

 Những công trình ngầm sẽ giảm ùn tắc giao thông, nhường nhiều diện tích đất bề mặt cho các công trình công cộng khác

Nghị định nói trên có hiệu lực kể từ ngày 25/5/2010 và thay thế cho Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 22/3/2007 của Chính phủ về xây dựng ngầm đô thị.

Theo như Nghị  định mới, Chính phủ thống nhất quản lý trên cơ sở giao UBND cấp tỉnh quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị trên địa bàn mình quản lý. UBND cấp tỉnh quyết định việc cho tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm đô thị.

Các loại công trình ngầm đô thị được khuyến khích đầu tư xây dựng gồm:

- Công trình giao thông ngầm và bãi đỗ xe ngầm;

- Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm;

- Cống, bể kỹ thuật, hào, tuy nen kỹ thuật.

Thay thế Nghị định 41 trước đây quy định chung việc Nhà nước khuyến khích đầu tư xây dựng công trình ngầm, Nghị định mới đã phân rõ trách nhiệm của UBND cấp tỉnh phải có kế hoạch đầu tư xây dựng cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để từng bước hạ ngầm đường dây, cáp nổi đối với các đô thị cũ, đô thị cải tạo. Đồng thời, chủ đầu tư các khu đô thị mới, khu nhà ở mới và các tuyến phố mới xây dựng hoặc cải tạo, mở rộng có trách nhiệm đầu tư xây dựng các công trình cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để bố trí, lắp đặt các đường dây và đường ống kỹ thuật theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khởi công xây dựng công trình ngầm phải có giấy phép

Trước khi khởi công xây dựng công trình ngầm, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định.

Khi cấp phép xây dựng trên mặt đất có phần ngầm, trong giấy phép xây dựng phải quy định phạm vi phần ngầm công trình, số tầng hầm, tổng độ sâu các tầng hầm và các bộ phận công trình nằm dưới mặt đất.

Đối với các công trình giao thông ngầm, công cộng ngầm, tuy nen và các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm thì công tác khảo sát xây dựng phải cung cấp đầy đủ các số liệu, tài liệu, thống số kỹ thuật về các công trình trên mặt đất hiện có, các điều kiện địa chất, thủy văn để có biện pháp xử lý thích hợp.

Các công trình giao thông ngầm, công cộng ngầm phải có hệ thống chiếu sáng, điều hòa, thông gió, cấp thoát nước, cấp điện, phòng cháy, chữa cháy; bảo đảm sử dụng thuận lợi cho người khuyết tật, bảo đảm an toàn và thoát hiểm nhanh chóng khi có sự cố.

Nghị định cũng quy định rõ, khi thi công công trình ngầm, chủ đầu tư phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình. Có các biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước ngầm và môi trường địa chất đô thị.

Hạ ngầm đường dây cáp nổi

Một trong những điểm mới trong Nghị định này là quy định cụ thể việc hạ ngầm đường dây, đường cáp nổi trên các tuyến phố. Theo đó, việc hạ ngầm này có thể sử dụng một trong những hình thức: cống, bể kỹ thuật, hào và tuy nen kỹ thuật. Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp cùng chủ sở hữu của hệ thống đường dây, cáp đi nổi tiến hành thu hồi các cột, đường dây, cáp đi nổi không sử dụng. Cơ quan quản lý về xây dựng tại địa phương có trách nhiệm kiểm tra việc thu hồi này.

Các tổ chức và cá nhân khai thác, sử dụng đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn đô thị có trách nhiệm phối hợp, tham gia và phải đóng góp kinh phí để thực hiện việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi theo kế hoạch chung của UBND cấp tỉnh.

Như vậy, theo hướng từng bước hiện đại hoá xây dựng và phát triển đô thị, một số thành phố lớn đã bắt đầu lập một số dự án về công trình ngầm đô thị, một số nút vượt ngầm ở một số điểm giao cắt hay gây ách tắc giao thông. Đây là những bước cần thiết để tiến tới giải quyết tổng thể về hạ tầng đô thị, hướng đến xây dựng và phát triển đô thị mới văn minh, hiện đại.

(Theo Đức Trung // Tin Chính phủ // Nghị định số 39/2010/NĐ-CP)

  • ADB: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao trong 2010 và 2011
  • WB: Việt Nam cần ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất
  • VN là địa chỉ hấp dẫn các công ty đa quốc gia
  • Khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục tăng trưởng khá
  • Hai kịch bản cho kinh tế Việt Nam năm 2010
  • Kinh tế Việt Nam 2010: Gánh nặng dồn lên vai chính sách tiền tệ?
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Phục hồi kinh tế vĩ mô: 5 “vùng trũng” cần khắc phục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi