Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Góp ý dự thảo Luật DN sửa đổi: DNNN thành “sân sau” của các bộ?

Dự luật Doanh nghiệp đầu năm 2014 vừa có chút tiến bộ về mặt quản lý, nay lại rơi vào tình trạng biến doanh nghiệp nhà nước thành sân sau của các bộ.

Một trong những điểm mới mang tính đột phá của dự thảo Luật Doanh nghiệp (DN) sửa đổi được nhiều người kỳ vọng là việc quy định hẳn một chương riêng về doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tách bạch vai trò chủ sở hữu với quản lý nhà nước của các bộ chủ quản.

Thế nhưng qua nhiều lần góp ý, vấn đề này đã được chuyển qua dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào DN với những quy định hết sức chung chung.

“Việc rút bỏ những quy định tiến bộ về DNNN như dự luật hiện nay là một bước thụt lùi!” - luật gia Vũ Xuân Tiền, Trưởng ban Tư vấn và phản biện chính sách của Hội Các nhà quản trị DN Việt Nam (VACD), nhấn mạnh tại hội thảo Dự báo tác động của Luật DN sửa đổi, nhìn từ góc độ chỉ số môi trường kinh doanh toàn cầu 2013 do Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) cùng VACD tổ chức ngày 29-7.

Sửa luật doanh nghiệp phải ngăn được lợi ích nhóm

Theo Luật gia Vũ Xuân Tiền, việc tách bạch vai trò chủ sở hữu và quản lý nhà nước sẽ ngăn chặn tình trạng tiếp tay cho độc quyền. Ảnh: CTV

Dự luật “tiến một bước, lùi ba bước”

Dự thảo Luật DN hồi đầu năm 2014 dành hẳn chương VII với 31 điều quy định về DNNN. Trong đó đáng chú ý là Điều 172 quy định rõ Chính phủ phân công cho một hoặc một số tổ chức trực tiếp thực hiện các quyền chủ sở hữu tại DNNN và tổ chức này không được trực tiếp tham mưu, soạn thảo chính sách; không được trực tiếp tham gia kiểm soát, điều tiết thị trường và thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác. Cơ quan quản lý nhà nước không được can thiệp, áp đặt mệnh lệnh hành chính vào hoạt động kinh doanh, đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của DN.

“Quy định này sẽ triệt tiêu tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” như lâu nay” - chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh phấn khởi nói. TS Lê Đăng Doanh còn gửi gắm kỳ vọng: “Việc tách bạch hai chức năng này là một bước tiến bộ rất cần được quan tâm thảo luận để trình Quốc hội xem xét và thông qua. Đây cũng là một bước thúc đẩy quá trình tái cấu trúc”.

Thế nhưng qua nửa năm thảo luận, chương về DNNN rút ngắn còn 25 điều, bỏ luôn cả Điều 172. Thay vào đó là quy định “mối quan hệ giữa đại diện chủ sở hữu nhà nước và người đại diện theo ủy quyền trực tiếp thực hiện các quyền sở hữu nhà nước tại DN theo quy định tương ứng của pháp luật về đầu tư, quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN”.

“Bỏ Điều 172, các bộ chủ quản lại tiếp tục vừa đóng vai trò chủ sở hữu, vừa đóng vai trò quản lý nhà nước. Nghĩa là vẫn vừa đá bóng vừa thổi còi. Cơ chế này đi thụt lùi, biến DNNN thành sân sau của các bộ, tạo nguy cơ sinh ra lợi ích nhóm rất kinh khủng” - ông Tiền nhấn mạnh.

Phải phục hồi Điều 172 dự luật DN

Minh chứng cụ thể cho nhận định của mình, ông Tiền đưa câu chuyện giữa EVN và Bộ Công Thương ra phân tích. Theo ông Tiền, đang có hiện tượng đánh dấu bằng giữa DNNN và các bộ chủ quản, bộ Công thương = EVN, bộ Công Thương = PVN. Khi lý giải việc tăng giá điện, giá xăng, EVN và PVN nói sao thì Bộ Công Thương nói lại như thế, thậm chí còn bênh DN. Tới đây còn bỏ cả cơ chế liên ngành với giá xăng dầu, chỉ còn Bộ Công Thương quyết định giá. Như vậy chẳng khác nào cha đặt giá còn con bán hàng cho thiên hạ.

Với những phân tích trên, ông Tiền đồng ý với các ý kiến đề nghị phục hồi Điều 172. Nhà nước không thể tiếp tục duy trì cơ chế chủ quản - sản phẩm của thời kỳ bao cấp trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, việc tách bạch vai trò chủ sở hữu và quản lý nhà nước còn ngăn chặn tình trạng tiếp tay cho độc quyền.

THU HẰNG// Theo Pháp Luật TP.HCM

  • Luật sư Trần Hữu Huỳnh: Sửa luật doanh nghiệp phải ngăn được lợi ích nhóm
  • Bước lùi của dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi
  • Nói chuyện TPP với ông Trương Đình Tuyển - cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU
  • Kinh tế Việt Nam: một góc nhìn qua những con số
  • Giàn khoan Hải Dương 981 và kịch bản kinh tế Việt - Trung
  • “Việt Nam khó tăng trưởng tốt giữa một châu Á suy giảm”
  • Tội phạm ngân hàng gây thiệt hại bao nhiêu?
  • “Điều hành cần ưu tiên hơn nữa cho tăng trưởng”
  • Kinh tế khó khăn, ảnh hưởng đến thu chi ngân sách
  • CPI tháng 6 tăng thấp nói lên điều gì?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi