Theo Wholesale Price Index, lần đầu tiên trong vòng 13 năm qua, lạm phát của Ấn Độ đã tăng lên 12,01% trong tuần kết thúc vào ngày 26/7, so với mức 11,98% tuần kết thúc vào ngày 19/7, làm gia tăng dự đoán về việc nước này phải thắt chặt tiền tệ hơn nữa để kiềm chế giá cả.
Lạm phát tăng một tuần sau khi Ngân hàng trung ương của Ấn Độ tăng 50 điểm phần trăm lãi suất cho vay ngắn hạn, lên 9%, mức tăng nhiều hơn dự đoán, trong một nỗ lực kiềm chế lạm phát đã tăng ở mức cao trong vòng 13 năm qua. Ngân hàng này cũng đã tăng 25 điểm cơ bản tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại lên 9%, nhằm giảm tăng trưởng tín dụng.
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cho biết vẫn có nhiều "không gian" để ngân hàng thực hiện chính sách thặt chặt tiền tệ hơn nữa để kiềm chế lạm phát, đang nổi lên như một vấn đề toàn cầu, do giá năng lượng và hàng hóa tăng. Một số nhà kinh tế dự đoán lạm phát của Ấn Độ có thể lên tới 15% trước khi bắt đầu giảm vào đầu năm 2009. Còn các nhà phân tích cho rằng có khả năng Ấn Độ sẽ thắt chặt tiền tệ hơn nữa, một động thái sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế ở nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á này với dự đoán tốc độ tăng trưởng sẽ đạt 7-8% trong tài khóa này, sau 3 năm đạt ít nhất là 9%.
Theo Hiệp hội Các nhà Chế biến Đậu tương Ấn Độ, xuất khẩu khô đậu tương của nước này trong năm marketing bắt đầu vào tháng 10/08 có thể sẽ tăng lên đạt kỷ lục và vượt qua mức dự báo 5 triệu tấn của năm marketing hiện hành.
Tổng thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Surin Pitsuwan cho biết, đàm phán về thỏa thuận mậu dịch tự do (FTA) giữa ASEAN với Ấn Độ đã kết thúc và hai bên đã vượt qua các trở ngại cuối cùng.
Theo Wholesale Price Index, lần đầu tiên trong vòng 13 năm qua, lạm phát của Ấn Độ đã tăng lên 12,01% trong tuần kết thúc vào ngày 26/7, so với mức 11,98% tuần kết thúc vào ngày 19/7, làm gia tăng dự đoán về việc nước này phải thắt chặt tiền tệ hơn nữa để kiềm chế giá cả.
Philip Olden, giám đốc điều hành của Hiệp hội Vàng Thế giới nhận định, nhu cầu vàng của Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng vững trong quý III năm nay do lòng tin của người tiêu dùng đối với kim loại quý này vẫn ở mức cao.
Tờ Thời Báo Kinh Tế của Ấn Độ và tờ Wall Street Journal cho hay sau Trung Quốc, một nước nhỏ bé ở Á Châu là Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ một lượng hàng may mặc trị giá 4 tỷ 760 triệu đô la trong tháng 5 vừa rồi, cao hơn nhiều so với con số 3 tỷ 140 triệu đô la của Ấn Độ.
Theo Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Gạo Ấn Độ (AIREA), sản lượng gạo nước này vụ 2008/09 (kết thúc vào tháng 6/09) dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục 98,68-99,68 triệu tấn, tăng 3-4 triệu tấn so với vụ 2007/08, nhờ thời tiết dự báo diễn biến thuận lợi và diện tích đất canh tác cũng như năng suất lúa đều tăng lên.
Theo Hiệp hội các nhà Chiết xuất Dung môi Ấn Độ, xuất khẩu khô đậu tương của Ấn Độ trong 4 tháng đầu của tài khoá này đã tăng gần gấp 3, đạt 1,39 triệu tấn.
Tại phiên họp lần thứ 125 của Hiệp hội Chè Ấn Độ, ông BasudebBanerjee - chủ tịch Uỷ ban Chè Ấn Độ - nhận định, hiện tại giá chè đang tăng trở lại sau một thời gian dài từ 1999-2006 trì trệ, tuy nhiên ngành chè Ấn Độ cần phải chuẩn bị để đối mặt với những thử thách trong năm tới.
Cơ quan Gia vị Ấn Độ vừa lưu ý các nhà nhập khẩu kiểm tra khả năng nhiễm bẩn của hoa hồi và quế chi nhập từ Việt Nam sau khi Liên minh châu Âu cảnh báo Ấn Độ về việc sử dụng chất tạo màu không được chấp nhận.
Kết quả nghiên cứu về thương mại Ấn Độ - Việt Nam, do Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI) thực hiện, cho thấy Việt Nam là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với Ấn Độ.
Thị trường thép thế giới tiếp tục nóng trong quý II, giá các sản phẩm thép tiếp tục tăng do giá quặng sắt và các nguyên liệu khác đều tăng. Ngoài ra, giá thép leo thang cũng do nhu cầu của thế giới tiếp tục tăng, nhất là thị trường xây dựng nhà cao tầng, sân bay và cầu cảng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Dự đoán, từ nay đến năm 2020, Trung Quốc sẽ xây dựng thêm khoảng 97 sân bay lớn.