Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường thép thế giới quý II/2008

Thị trường thép thế giới tiếp tục nóng trong quý II, giá các sản phẩm thép tiếp tục tăng do giá quặng sắt và các nguyên liệu khác đều tăng. Ngoài ra, giá thép leo thang cũng do nhu cầu của thế giới tiếp tục tăng, nhất là thị trường xây dựng nhà cao tầng, sân bay và cầu cảng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Dự đoán, từ nay đến năm 2020, Trung Quốc sẽ xây dựng thêm khoảng 97 sân bay lớn.


Tại Trung Quốc, thị trường thép xây dựng phát triển mạnh tại Trung Quốc kể từ tháng 2/2008 trong khi khối lượng xuất khẩu cũng lại hồi phục. Tại thị trường Thượng Hải, vào cuối quý II, giá thép thanh cán nóng B 335 20 mm được chào bán với giá 5340 đến 5350 NDT/ tấn, giảm 150 NDT/ tấn so với mức đỉnh cao. Giá thép thanh đôi cán nóng B400 giảm 100 NDT/ tấn còn 5530 NDT đến 5550 NDT/ tấn. Giá phôi thép chịu lực cao vẫn ổn định ở mức 5670 NDT/ tấn và 5760 NDT/ tấn. Giá chào bán thép thanh xuất khẩu đạt khoảng 950 đến 960 USD/tấn và giá phôi thép đạt 970-980 USD/tấn, FOB. Các nguồn tin cho biết giá thép thanh có chứa vanadium thông thường được bán ở mức 920 USD/tấn. Giá phôi thép dùng để cán kéo dây hiện đạt 940 USD/tấn, FOB. Giá thép dây cán nóng tăng trong 7 tháng liên tiếp. Tại thị trường Thượng Hải, giá thép dây cán nóng thương phẩm loại 4,75 đến 11,5mm - 1500 mm được chào bán với giá 5650 đến 5680 NDT/ tấn, giá thép dây nguyên liệu loại 1800 mm là 5900 NDT/ tấn. Thị trường xuất khẩu thép tấm được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh. Giá thép tấm nội địa của Trung Quốc cũng tăng vững song trong giới hạn hẹp. Tại thị trường Thượng Hải, giá thép tấm 16 mm của Yingkou Steel được định giá là 6430 NDT/ tấn, cao hơn chút ít so với mức 6200 NDT/ tấn đối với các sản phẩm tương tự của hai nhà máy khác.

Tại châu Âu, giá thép cũng liên tục tăng. Khối lượng nhập khẩu vào Châu Âu rất thấp, bổ xung thêm vào nguồn cung vốn đã khan hiếm từ các nhà máy thép nội địa. Giá tăng cao rõ ràng không chị chi phối bởi nhu cầu tương đối thấp. Dự trữ nhìn chung không tăng do chi phí tích trữ cao. Dự trữ thép dây thương phẩm tại các trung tâm dịch vụ hiện khá đầy đủ do một số người mua hiện đang từ chối ký hợp đồng. Tuy nhiên, nguồn cung các sản phẩm chất lượng cao hơn hạn chế. Nhu cầu thực tế không hơn mức bình thường. Đồng Euro mạnh tiếp tục tác động tiêu cực tới xuất khẩu hàng chế tạo. Tại Italia, giá vẫn tiếp tục tăng song với tốc độ chậm lại mặc dù nhu cầu yếu. Hiện nay chính phủ mới đã tiếp quản, người tiêu dùng cảm nhận thấy đầu tư nhà nước sẽ tăng lên trong dài hạn song chưa thể có sự cải thiện tức thì. Áp lực nhập khẩu không nhiều do vậy người tiêu dùng không phải chú ý tới các sản phẩm thay thế, đã chấp nhận giá tăng lên từ các nhà máy thép địa phương. Các nhà nhà cung cấp đang thương thuyết tăng giá trong tháng tới. Tiêu thụ thép tại Anh không tăng do nhu cầu tiêu thụ yếu từ ngành ô tô. Tại Bỉ, các ngành xây dựng và chế tạo đang có kết quả tốt. Dự trữ trong người tiêu dùng thấp do chi phí tích trữ cao. Nhu cầu tiêu thụ tại Tây Ba Nha đang đình trệ và dự kiến giảm hơn nữa do tình hình kinh tế nghèo nàn. Trong khi giá thép tại đây tiếp tục tăng do nguồn cung tín dụng thiếu. Khách hàng chỉ mua khi họ cần và giữ mức dự trữ tối thiểu.

Tại Mỹ, mặc dù ngành xây dựng nói chung, nhất là xây dựng nhà ở, đang chịu tác động mạnh do cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng trong lĩnh vực địa ốc, giá sắt thép tại thị trường Mỹ đã tăng gấp 2 lần trong hơn một năm qua, góp phần cứu vãn ngành công nghiệp một thời phải đóng cửa hàng loạt nhà máy và sa thải hàng nghìn công nhân.

Giá thép tấm cuộn nóng tại thị trường Mỹ đã vọt lên hơn 1.100 USD/tấn, so với mức trung bình 630-650 USD/tấn cách đây hơn một năm và mức thấp 400-420 USD/tấn hồi tháng 1/06. Lượng thép tiêu thụ trung bình hàng năm tại thị trường Mỹ vào khoảng 130 triệu tấn, trong đó 110 triệu tấn được sản xuất trong nước và số còn lại là nhập khẩu, và ngành công nghiệp luyện thép Mỹ hiện thu hút tổng cộng 160.000 lao động.

Dự báo giá thép thế giới sẽ còn biến động mạnh theo chiều hướng gia tăng trong quý III. Tập đoàn Posco của Hàn Quốc, một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, hôm 24.6 đã thông báo nâng giá sản phẩm thêm hơn 20% bắt đầu từ tháng 7. Lần tăng giá này theo sau thỏa thuận hồi đầu tuần giữa Tập đoàn mỏ Rio Tinto Group (Úc) và nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc là Baosteel. Theo đó, Baosteel đồng ý mua quặng sắt với giá tăng đến 96,5%. Tháng trước, giới khai thác quặng sắt Brazil đã giành được hợp đồng tăng giá 65%. Kết quả là giá thép tăng gần 50% trong năm nay.


Diễn biến giá thép thế giới:
Hàng hoá/tỷ giá
Thị trường
ĐVT
30/6
01/4
1/1
Dây thép cuộn, 6,5 phi
Trung Quốc
NDT/tấn
5.776
5.111
Thép ống (steamless tube)
,,
,,
7.726
6.490
Thép tấm mạ kẽm
,,
,,
7.763
6.781

(Theo Vinanet)

  • Xuất khẩu khô đậu tương của Ấn Độ vụ 2008/09 sẽ tăng
  • Kết thúc đàm phán FTA giữa ASEAN và Ấn Độ
  • Ấn Độ: Lạm phát vượt 12% trong vòng 13 năm qua
  • Ấn Độ: Nhu cầu vàng sẽ vững trong quý III/08
  • VN qua mặt Ấn Độ trong việc xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ
  • Sản lượng gạo Ấn Độ Vụ 2008/09 dự kiến cao kỷ lục
  • Xuất khẩu khô đậu tương Ấn Độ tháng 4-7/2008 tăng mạnh
  • Ngành chè Ấn Độ cần chuẩn bị để đối phó với nhiều thử thách
  • Tình hình sản lượng chè của Ấn Độ và một số nước 5 tháng đầu năm 2008
  • Ấn Độ cảnh báo về nhiễm bẩn trong hoa hồi và quế chi Việt Nam
  • Việt Nam là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Ấn Độ
  • Thị trường thép thế giới quý II/2008