Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Kết quả nghiên cứu về thương mại Ấn Độ - Việt Nam, do Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI) thực hiện, cho thấy Việt Nam là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với Ấn Độ.
Việt Nam là bạn hàng của Ấn Độ chủ yếu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, đường sắt, năng lượng và năng lượng thay thế. Ngoài ra, Ấn Độ còn hợp tác với Việt Nam trong đào tạo công nghệ thông tin, sản xuất và truyền tải điện.
Năm 2004, Ấn Độ đã gia hạn khoản tín dụng trị giá 27 triệu USD cho Việt Nam và năm 2007 đã chính thức tuyên bố cấp một khoản tín dụng khác trị giá 45 triệu USD cho dự án thuỷ điện Nậm Chiến.
Kim ngạch thương mại hai chiều Ấn Độ - Việt Nam tăng nhanh từ 72 triệu USD của năm 1995 lên hơn 1 tỷ USD vào năm 2006, với mức tăng trung bình 20%/năm.
Dưới đây là những thông tin mới nhất về tình hình sản xuất lương thực, xuất khẩu các sản phẩm chè, đỗ tương, gia vị, hải sản, cà phê... do Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cập nhật.
1. Niên vụ 2007 - 2008 (từ tháng 6/2007 đến 5/2008), sản lượng lương thực của Ấn Độ tăng 6,16%, đạt mức kỷ lục 230,67 triệu tấn (trong đó lúa 96,43 triệu tấn, lúa mỳ 78,4 triệu tấn, hạt có dầu 28,82 triệu tấn, ngô 19,31 triệu tấn, đỗ tương 9,99 triệu tấn, lạc 9,36 triệu tấn…). So với năm 2006 - 2007, sản lượng lúa tăng khoảng 3 triệu tấn, lúa mỳ 2,6 triệu tấn. Sản lượng lương thực đạt kết quả cao sẽ làm mức tăng của nông nghiệp lên 4,5% so với mức của năm trước là 2,6%.
2. Xuất khẩu chè của Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2008 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2007 do nhu cầu nhập khẩu từ Pakistan và Ai Cập tăng và sản lượng chè của Kenya giảm sút. Tổng lượng xuất khẩu trong 5 tháng từ tháng 1-5/2008 đạt 65.980 tấn so với 62.610 tấn cùng kỳ năm trước. Sản lượng chè từ tháng 1-5/2008 của nước này đạt 240.240 tấn so với mức 26.420 tấn cùng kỳ năm trước.
Cũng từ tháng 1-5/2008, nhập khẩu chè vào Ấn Độ đạt 6.560 tấn, tăng so với mức 4.890 tấn cùng kỳ năm trước.
Kenya là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới chè CTC (crush, tear, curl). Dự kiến nước này thu hoạch sản lượng chè là 335.000 tấn, giảm so với mức 369.000 tấn của năm ngoái do khô hạn tại các vùng trồng chè. Trong 6 tháng đầu năm 2008, 152.800 tấn chè được bán qua Sở giao dịch hàng tuần của Kenya, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước.
3. Xuất khẩu khô đỗ tương của Ấn Độ trong quý I/2008-2009 tăng 160%, đạt 1,09 triệu tấn so với mức 0,41 triệu tấn cùng kỳ năm trước.
Ấn Độ là nước cung cấp mặt hàng này lớn nhất của Châu Á, xuất khẩu 3,5 triệu tấn năm 2007. Các nước nhập khẩu chính là Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Trong quý I, Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục là những thị trường nhập khẩu lớn nhất. Việt Nam nhập khẩu kỷ lục 293.000 tấn so với 223.000 tấn cùng kỳ năm trước, tăng 31,35%. Nhật Bản nhập khẩu 176.000 tấn, tăng 142,85% so với mức 73.000 tấn cùng kỳ năm trước.
Sản lượng đỗ tương của Ấn Độ đạt 9,99 triệu tấn năm 2007, tăng so với mức 8,5 triệu tấn của năm trước. Xuất khẩu mặt hàng này của Ấn Độ niên vụ 2007-2008 (từ tháng 10/2007 đến tháng 9/2008) đã đạt mức kỷ lục 4,322 triệu tấn (đến tháng 6/2008) so với mức 3,179 triệu tấn cùng kỳ năm trước, tăng 35,92%.
Các công ty Ấn Độ đang chào hàng với giá 480-490 USD/tấn FOB tại cảng Ấn Độ, trong khi giá chào từ Argentina loại chứa protein thấp là 445 USD/tấn.
4. Hội đồng Lụa Trung ương (Central Silk Board) đã đề nghị Chính phủ Ấn Độ gia hạn chống bán phá giá tơ lụa (silk yarn) nhập khẩu từ Trung Quốc thêm 4 năm nữa kể từ mốc hết hạn sắp tới là tháng 1/2009.
Trước đây, trên cơ sở đề nghị của Hội đồng này, Chính phủ đã đánh thuế chống bán phá giá tơ lụa nhập khẩu từ Trung Quốc từ năm 2002-2003. Sau đó, Hội đồng lại đề nghị Chính phủ gia hạn thuế chống bán phá giá thêm 5 năm nữa kể từ hạn chót là tháng 1/2008. Tuy nhiên, Chính phủ chỉ đồng ý gia hạn 1 năm nữa đến tháng 1/2009.
5. Xuất khẩu gia vị 2 tháng 4, 5/2008 tăng 20% về khối lượng và 29% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tổng lượng xuất khẩu đạt 98.750 tấn với trị giá 214,88 triệu USD so với mức 82.210 tấn và 166,67 triệu USD cùng kỳ năm trước.
Dầu gia vị và nhựa dầu từ cây (oleo resins) bao gồm cả sản phẩm bạc hà chiếm 35% tổng trị giá xuất khẩu. Cũng về giá trị, ớt chiếm 27%, hạt tiêu 11%, thìa là 7%, nghệ 4%.
Hạt tiêu xuất khẩu đạt 5.750 tấn so với mức 4.920 tấn cùng kỳ năm trước. Ớt 50.000 tấn so với mức cũ 41.350 tấn.
Năm 2007-2008, Ấn Độ xuất khẩu 444.250 tấn gia vị và sản phẩm gia vị, trị giá 1,1 tỷ USD. Dự kiến, năm 2008-2009 xuất khẩu 1,2 tỷ USD.
6. Xuất khẩu hải sản của Ấn Độ năm 2007-2008 chỉ đạt 545.000 tấn so với mức 612.641 tấn năm trước. Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu đạt 1,9 tỷ USD so với mức 1,8 tỷ USD của năm trước.
Bốn lý do của việc giảm sản lượng xuất khẩu được đưa ra là: Các nước cạnh tranh như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan đưa vào sản xuất loại giống chi phí thấp, đồng đô la Mỹ mất giá, thiếu nguồn nguyên liệu chế biến và Mỹ áp thuế chống bán phá giá. Tôm vẫn là mặt hàng chủ lực của xuất khẩu hải sản, chiếm khoảng 50% trị giá xuất khẩu, tiếp theo là cá đông lạnh. Ấn Độ đặt mục tiêu năm 2008-2009 là xuất khẩu 2 tỷ USD hải sản.
7. Xuất khẩu cà phê trong quý I/2008-2009 tăng 33%, đạt 162,26 triệu USD với khối lượng 62.684 tấn so với mức 59.796 tấn của quý I năm trước. Đơn giá xuất khẩu tăng 27%, đạt 2.700 USD/tấn. Xu hướng chung trong xuất khẩu cà phê của Ấn Độ là đơn giá tăng trong vòng 5 năm qua.
Năm 2007-2008, GDP của Ấn Độ tăng 9,6%. FDI đạt 24,58 tỷ USD, tăng 56% so với năm 2006-2007. Xuất khẩu năm 2007-2008 của Ấn Độ đạt 155,51 tỷ USD, tăng 23,02% so với năm trước. Nhập khẩu đạt 235,59 tỷ USD, tăng 27,01% so với năm trước. Trong đó, nhập khẩu dầu và các sản phẩm là 77,03 tỷ USD, tăng 35,28% so với năm trước. Thâm hụt thương mại là 80,4 tỷ USD so với mức 59,32 tỷ USD năm trước. Xuất khẩu 2 tháng 4 và 5 năm 2008-2009 đạt 28,18 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu đạt 48,82 tỷ USD, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm trước. Mục tiêu xuất khẩu năm 2008-2009 là 200 tỷ USD tuy nhiên, do hiện nay xuất khẩu gặp khó khăn, nhiều cơ quan nghiên cứu và các chuyen gia cho rằng, mục tiêu 200 tỷ USD của Ấn Độ là khó thực hiện được.
(Theo Bộ CT)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com