Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 bí ẩn đời thường khoa học chưa thể giải đáp cặn kẽ

Đưa người lên Mặt trăng và giải mã bí ẩn của bộ gien người là hai trong vô số thành tựu sáng chói của nền khoa học hiện đại. Thế nhưng trước những hành vi rất đời thường của con người, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được một cách cặn kẽ. Hôn môi, đỏ mặt, cười… cho tới nay vẫn thách thức các nhà sinh vật học, sinh lý học, tâm lý học và các chuyên gia về thuyết tiến hóa.

Hôn môi

 

Động tác giao lưu cảm xúc này không hiện diện trong tất cả các nền văn hóa nên nhu cầu “khóa môi” không thể do bộ gien trong cơ thể đưa đường dẫn lối. Tại sao vô số người trong chúng ta lại thực hiện cử chỉ này và tại sao cảm giác khi trao và nhận nụ hôn lại ngọt ngào đến thế? Chưa ai lý giải được một cách tường tận nhưng có không ít nghiên cứu về “cử chỉ không thể thiếu” của đa số các đôi đang yêu.

Một ý kiến cho rằng trải nghiệm đầu đời về sự dỗ dành, cảm giác an toàn và yêu thương bắt nguồn từ những cảm xúc ở đầu môi gắn liền với động tác bú sữa mẹ. Thời xưa, tổ tiên chúng ta có lẽ cai sữa cho con trẻ bằng cách nhai nhuyễn thức ăn và mớm trực tiếp cho con bằng miệng, giống như một số bà mẹ (và loài tinh tinh) ngày nay thường làm, qua đó củng cố tình cảm yêu thương.

Lại có người cho rằng xưa kia tổ tiên loài người thoạt đầu bị cuốn hút bởi trái cây chín mọng có màu đỏ nên đã phát minh ra son môi (màu đỏ) để hấp dẫn bạn tình. Dựa theo cách nghĩ này kết hợp với thực tế người dân vùng Kavkaz (giữa châu Âu và châu Á) chuộng môi son đỏ, V.S Ramachandran ở Đại học California (Mỹ) cho rằng hôn có thể khởi nguồn từ phương Bắc và sau đó nhân rộng ra khắp thế giới. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào xác thực chứng minh giả thuyết này.

Trong khi đó, xét về khía cạnh sinh lý học, môi là một trong những cơ quan nhạy cảm nhất của cơ thể với khá nhiều dây thần kinh giác quan “nối mạng” với trung khu hưng phấn của não bộ. Hôn môi được chứng minh có tác dụng làm giảm lượng nội tiết tố cortisol gây căng thẳng tinh thần và gia tăng lượng nội tiết tố “yêu thương” oxytocin. Vì thế hôn được cho là “gia vị” bồi bổ sức khỏe và nuôi dưỡng hạnh phúc.

Đỏ mặt

 

“Cha đẻ” của thuyết tiến hóa Charles Darwin gọi nét mặt ửng đỏ (do thẹn thùng, xấu hổ...) là “biểu hiện kỳ lạ nhất và đặc trưng nhất trong tất cả các biểu hiện của con người”. Có giả thuyết cho rằng thuở sơ khai, con người đỏ mặt như một cách chứng minh cho những kẻ “quyền cao chức trọng” trong nhóm thấy rằng họ – kẻ yếu thế – chấp nhận qui phục. Theo thời gian, biểu hiện đỏ mặt gắn liền với trạng thái cảm xúc dâng trào như mặc cảm tội lỗi hoặc xấu hổ.

Các nhà thần kinh học để ý thấy rằng phái nữ đỏ mặt nhiều hơn đấng mày râu. Vì thế, giới nữ có thể sử dụng nét mặt đỏ để chứng tỏ cho phái mạnh thấy bản chất chân thật của mình. Chuyên gia nghiên cứu động vật linh trưởng Frans de Waal của Đại học Emory (Mỹ) cũng cho rằng đỏ mặt có lẽ là một cách biểu hiện nhằm nuôi dưỡng lòng tin của đối tác. “Nếu bạn đi săn với một người mang bộ mặt lạnh như đá, bạn sẽ không bao giờ biết anh ta muốn gì, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái và không chắc anh ta có đáng tin không” – Frans lý giải. Khi nét mặt ửng đỏ đi đôi với trạng thái ngượng ngùng, những người không đỏ mặt có thể sẽ gặp thiệt thòi vì chúng ta ít có khuynh hướng tín nhiệm những người “chai mặt” không biết xấu hổ là gì.

(Theo Cần Thơ Online)

  • Einstein không học dốt, Napoléon chẳng lùn
  • Những bí ẩn bên trong não bộ
  • 10 điều bí ẩn về loài người
  • Những thông tin bạn có thể nhầm tưởng
  • Những ngộ nhận kỳ quặc trong khoa học
  • Bill Gates tài trợ các ý tưởng khoa học “điên rồ”
  • Sự sống trên thế giới sẽ không kết thúc vào năm 2012 !
  • 10 thất bại công nghệ lớn nhất thập kỷ
  • Giải mã 13 hiện tượng kỳ lạ ở cơ thể người
  • Tại sao chúng ta buồn ngủ?
  • Những vụ lừa dối trong khoa học - Kỳ 1: Ảo danh và cú lừa 40 năm
  • Những vụ lừa dối trong khoa học - Kỳ 2: Địa cầu phình lên như quả bóng
  • Những vụ lừa dối trong khoa học, Kỳ 3: Sự thật và ngộ nhận trong khoa học
  • 10 bí ẩn đời thường khoa học chưa thể giải đáp cặn kẽ
  • 10 bí ẩn đời thường khoa học chưa thể giải đáp cặn kẽ (2)