Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao chúng ta buồn ngủ?

(Ảnh: sleepzine.com)

Các khoa học gia biết rằng, chúng ta cần ngủ nhưng họ không biết chính xác lí do vì sao, và họ không có manh mối khả thi nào về cách thức bộ não quyết định giờ nào đi ngủ.

 Một cuộc nghiên cứu mới đây trên loài chuột nhận thấy rằng, các tế bào não có tên là astrocyte thôi thúc việc ngủ bằng cách thải ra chất adenosine – hoá chất này có tác dụng gây buồn ngủ và có thể bị chất caffeine ức chế.

Người hoặc động vật thức càng lâu thì cảm giác thôi thúc chìm vào giấc ngủ càng trở nên mạnh mẽ. Điều này được xem là sự ép buộc ngủ. Những cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy rằng chất adenosine là nguyên nhân của việc ép buộc ngủ này. Hoá chất này tích tụ lại trong não trong lúc thức, cuối cùng giúp kích thích các kiểu hoạt động duy nhất của não bộ diễn ra trong quá trình ngủ.

Cuộc nghiên cứu gần đây nhận thấy rằng, chất adenosine từ các tế bào astrocyte điều chỉnh sự thôi thúc chìm vào giấc ngủ, thành viên của cuộc nghiên cứu Michael Halassa thuộc Trường Y của Trường Đại học Tufts ở Boston cho biết.

Đây là lần đầu tiên một tế bào không thuộc tế bào thần kinh trong bộ não được chứng minh là có ảnh hưởng đến hành vi, Halassa cho biết.

Cuộc nghiên cứu này có thể giúp đem lại nhiều loại thuốc tốt hơn để gây  buồn ngủ khi cần thiết, và ngăn chặn cơn buồn ngủ khi nó gây nguy hiểm, Merrill Mitler thuộc Viện Nghiên cứu các chứng rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia.

Cuộc nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Neuron.

Các khoa học gia đã đánh nhẹ vào ‘công tắc gien’ ở chuột để ngăn không cho chất adenosine và các hoá chất khác từ các tế bào astrocyte tiết ra. Sau đó các nghiên cứu gia làm cho các con chuột mất ngủ trong thời gian ngắn và đánh giá chúng bằng các cuộc thử nghiệm về hành vi và bằng cách ghi lại các hoạt động của bộ não.

Những con chuột này không bị ép buộc ngủ như những con chuột trong nhóm đối chứng. Sau khi mất ngủ, chúng không cần ngủ bù nhiều, và trong các giai đoạn đầu của giấc ngủ, chúng có những kiểu hoạt động não bộ phù hợp với sự ép buộc ngủ thấp.

Các cuộc nghiên cứu sâu hơn về cơ chế ngủ mới phát hiện gần đây ở chuột có thể giúp giải thích lí do vì sao người ta lại cần ngủ, các nghiên cứu gia cho biết.

 

(Theo LiveScience - Sở KHCN Đồng Nai )

  • Einstein không học dốt, Napoléon chẳng lùn
  • Những bí ẩn bên trong não bộ
  • 10 điều bí ẩn về loài người
  • Những thông tin bạn có thể nhầm tưởng
  • Những ngộ nhận kỳ quặc trong khoa học
  • Bill Gates tài trợ các ý tưởng khoa học “điên rồ”
  • Sự sống trên thế giới sẽ không kết thúc vào năm 2012 !
  • 10 thất bại công nghệ lớn nhất thập kỷ
  • Giải mã 13 hiện tượng kỳ lạ ở cơ thể người
  • Tại sao chúng ta buồn ngủ?
  • Những vụ lừa dối trong khoa học - Kỳ 1: Ảo danh và cú lừa 40 năm
  • Những vụ lừa dối trong khoa học - Kỳ 2: Địa cầu phình lên như quả bóng
  • Những vụ lừa dối trong khoa học, Kỳ 3: Sự thật và ngộ nhận trong khoa học
  • 10 bí ẩn đời thường khoa học chưa thể giải đáp cặn kẽ
  • 10 bí ẩn đời thường khoa học chưa thể giải đáp cặn kẽ (2)