Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Ảnh: dic.academic.ru |
Tật ngoáy mũi
Năm 2001, Chittaranjan Andrade và B.S.Shihari ở Viện Sức khỏe Tâm thần và Khoa học thần kinh quốc gia (Ấn Độ) giành được giải Ig Nobel (dành cho những nghiên cứu khoa học có tính hài hước) nhờ nghiên cứu hành vi ngoáy mũi. Kết quả cuộc điều tra “bỏ túi” với 200 thanh thiếu niên đang học tại các trường ở Bangalore cho thấy phần lớn học sinh đều thừa nhận có tật này, bình quân 4 lần/ngày. Trong số đó, 9 em (4,5%) thú nhận họ còn “thưởng thức” luôn “tinh chất” của mũi.
Andrade cho biết phần cặn bã trong mũi chẳng có tí tẹo dinh dưỡng nào. Vậy tại sao lại có người thích ăn luôn nó? Một số giả thuyết cho rằng việc ăn phụ phẩm của mũi có thể giúp tạo nên phản ứng miễn dịch có lợi cho sức khỏe, bởi căn cứ vào giả thuyết vệ sinh, các nhà nghiên cứu tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy một người không tiếp xúc với các tác nhân gây viêm nhiễm có thể gia tăng nguy cơ dễ mắc các bệnh dị ứng. Đáng tiếc, đây có lẽ là nghiên cứu duy nhất đề cập đến thói quen ngoáy mũi kể từ năm 1966, khi nhà nghiên cứu Sidney Tarachow ở Đại học New York (Mỹ) phát hiện những người hay ăn cặn bã trong mũi họ bởi nhận thấy chúng... “ngon”.
(Theo Hoàng Điểu/CTO)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com