Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tác nhân mới trong phòng chống sốt xuất huyết

 
(Ảnh minh họa)

 Tác nhân sinh học mới Wolbachia có khả năng làm giảm tuổi thọ của muỗi và qua đó làm giảm khả năng truyền bệnh của muỗi trong cộng đồng. 


Thông tin được đưa ra tại hội thảo về sử dụng tác nhân sinh học mới trong điều trị phòng chống bệnh sốt xuất huyết, do Cục Y tế Dự phòng và Môi trường phối hợp với Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức ngày 28/7.

Với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, hội thảo được tổ chức để trình bày kết quả và tiến bộ của hoạt động cũng như kế hoạch tương lai của Dự án "Làm giảm tuổi thọ quần thể muỗi nhằm ngăn chặn sự lan truyền của bệnh sốt xuất huyết" do Quỹ Gates tài trợ.

Theo kết quả nghiên cứu bước đầu của nhóm chuyên gia trong dự án, Wolbachia tồn tại tự nhiên trong khoảng 20 - 65% các loài côn trùng, gồm cả những loài muỗi hút máu người. Đây là loài vi sinh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua trứng côn trùng.

Wolbachia có 4 tác động độc lập lên muỗi như làm giảm quần thể muỗi trong mùa khô; muỗi mang Wolbachia thường khó làm lây nhiễm sốt xuất huyết; làm cho vòi hút của muỗi yếu đi và làm giảm tuổi thọ của muỗi. Những tác động này làm giảm khả năng lây nhiễm virus sốt xuất huyết và một số virus khác của muỗi. Tuy nhiên đây mới chỉ là những kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Tại hội thảo, ông Vũ Sinh Nam, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và Môi trường cho biết, dự án "Làm giảm tuổi thọ quần thể muỗi nhằm ngăn chặn sự lan truyền của bệnh sốt xuất huyết" đã được tiến hành tại Việt Nam từ năm 2006 và đã nuôi thành công muỗi có vi sinh Wolbachia. Tuy nhiên kết quả này chưa được tiến hành thử nghiệm rộng trong cộng đồng.

Theo ông Nam, Wolbachia được nhìn nhận là phương pháp thay thế việc sử dụng hóa chất diệt côn trùng và có thể thỏa mãn kỳ vọng của cộng đồng.

Thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tiếp tục kiểm chứng sự xâm nhập của Wolbachia vào quần thể muỗi trong nhà lồng; tiến hành đánh giá nguy cơ và chi phí hiệu quả; lập lại phòng thử nghiệm tại một số nước khác nhằm đánh giá hiệu quả ức chế lây truyền virus sốt xuất huyết ở Việt Nam và Thái Lan... Đặc biệt, việc phóng thả thử nghiệm sẽ được chấp nhận tại Australia vào tháng 10/2010.

Sốt xuất huyết đang là một trong những vấn đề được quan tâm trong toàn cầu bởi mức độ nguy hiểm và khả năng gây dịch của nó. Do chưa có vắcxin phòng bệnh đặc hiệu nên việc phòng chống sốt xuất huyết hiện nay chủ yếu dựa vào công tác chống muỗi véctơ truyền bệnh./.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Sống bình thường dù chỉ có một nửa bộ não
  • Khâu vá, đọc sách trì hoãn suy giảm trí nhớ
  • Ngửi hương hoa thật sự giúp xua tan căng thẳng
  • Căn bệnh giống AIDS ở loài tinh tinh hoang dã
  • Luyện sức bền tăng dần lên có ích cho người già trong cuộc sống hằng ngày
  • Phẫu thuật não bằng sóng siêu âm hội tụ
  • Tế bào lợn: Phương pháp điều trị thử nghiệm bệnh tiểu đường
  • Tế bào gốc có thể khôi phục trí nhớ bị mất do bệnh Alzheimer
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị