Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tế bào lợn: Phương pháp điều trị thử nghiệm bệnh tiểu đường

Những con lợn đến từ 1 nhóm đảo xa xôi có thể nắm giữ bí quyết điều trị các bệnh tiểu đường.

 

Những con vật này là con cháu của 1 đàn lợn do những người đánh bắt cá voi để lại trên các hòn đảo Auckland vào thế kỷ 19, cách New Zealand 300 dặm.

Kể từ đó chúng không tiếp xúc với con người, điều đó làm cho chúng hầu như không mắc bệnh gì, và chính vì thế đó là nguồn tiềm năng cho việc cấy ghép mô vào con người.

Các khoa học gia hiện đang giữ một vài tế bào trong kho vô trùng và cấy các tế bào vào những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường Type 1 với hy vọng có thể kích thích tuyến tuỵ tiết ra insulin, một loại hocmon thiết yếu trong việc chuyển hoá đường thành năng lượng.

Phương pháp chữa trị này không thể trị được căn bệnh này nhưng có thể giảm lượng insulin mà những bệnh nhân tiểu đường cần uống.

Từ khi được đưa vào đất liền thì những con lợn này đã được nuôi giữ trong các ‘lâu đài lợn’ – một kho vô trùng bị cách ly hoàn toàn.

Bệnh tiểu đường Type 1 chiếm khoảng 15% các trường hợp tiểu đường ở Anh và thường phát bệnh trước tuổi 40.

Khoảng 300.000 người Briton mắc căn bệnh này, trong đó có 20.000 trẻ em dưới 15 tuổi.

Căn bệnh này khác xa với bệnh tiểu đường Type 2. Bệnh tiểu đường Type 2 thường liên quan đến chứng béo phì, ở đó cơ thể tiết ra insulin nhưng cơ thể thường mất khả năng sử dụng nó một cách hợp lý.

Giáo sư Bob Elliott cho biết rằng, ông rất lạc quan về phương pháp điều trị này mặc dù ông khẳng định rằng phương pháp này sẽ không trị dứt điểm tất cả những triệu chứng đó.

Tuy nhiên, một số các khoa học gia đã cảnh báo rằng, việc cấy các tế bào lợn kèm theo nguy cơ đưa một loại virus mới sang con người. Một số khoa học gia khác lại cho rằng chẳng bao lâu nữa sẽ bắt đầu thử nghiệm trên con người bởi vì chưa thực hiện cuộc thử nghiệm nào trên động vật.

Tuy nhiên, tiến sĩ Elliott lại cho rằng, nguy cơ con người bị nhiễm một loại virus từ lợn hoàn toàn chỉ là lý thuyết.

Ông cho biết: “Không có bằng chứng nào về nguy cơ này”.

Tiến sĩ Elliott đã thực hiện 2 cuộc thử nghiệm – cuộc thử nghiệm đầu tiên trên 6 bệnh nhân ở New Zealand từ năm 1995-1996. Cuộc thử nghiệm thứ 2 trên 10 bệnh nhân ở Nga bắt đầu vào đầu tháng 7/2007.

Các tế bào được cấy vào một trong những tình nguyện viên ở New Zealand tiếp tục tiết ra insulin sau 12 năm được cấy vào – điều đó chứng tỏ rằng phương pháp này có thể phát huy tác dụng, ông cho biết.

Những tình nguyện khác được tiêm vào các tế bào lợn hoặc cấy các tế bào vào để làm ngăn insulin tiết ra sau 1 năm.

Bác sĩ nội tiết John Baker đến từ bệnh viện Misslemore ở Auckland bắt đầu theo dõi tình nguyện viên sẽ nhận các tế bào lợn đầu tiên vào hôm nay 24/7/2009.

Chúng sẽ được cấy vào sau 2 tháng, và sau đó công ty này sẽ chờ một vài tháng trước khi cấy các tế bào vào tình nguyện viên thứ 2, ông cho biết.

Ông nói rằng đây là 1 cuộc thử nghiệm cực kỳ gay go.

Các tế bào sẽ được bọc trong 1 màng được lấy từ tảo biển để ngăn hệ miễn dịch của các tình nguyện viên. Nhờ lớp màng này mà các tình nguyện viên sẽ không sử dụng các loại thuốc miễn nhiễm, ông cho biết.

(Theo Snowwhite (Daily Mail) // Sở KHCN Đồng Nai )

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Tế bào gốc có thể khôi phục trí nhớ bị mất do bệnh Alzheimer
  • Muỗi truyền ‘vắcxin’ sốt rét qua các vết đốt
  • Chất độc màu da cam có liên quan đến bệnh Parkinson’s và tim mạch
  • Brazil chứng minh các nước phát triển có thể sử dụng thuốc đồng loại để chống lại HIV/AIDS
  • Tia laser ngăn ngừa bệnh do suy thoái võng mạc
  • Chế tạo tế bào não từ chất dẻo
  • Tìm ra tế bào mầm tim
  • Bản đồ não có thể giúp phát hiện sớm bệnh thần kinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị