Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Sáng 15-9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản ( JICA) tổ chức hội thảo “ Mỗi làng một sản phẩm”, với sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo UBND tỉnh, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn 30 tỉnh, thành phố, Hiệp hội làng nghề, các chuyên gia Nhật Bản, các bộ ban ngành hữu quan.
Giáo sư Hiramatsu Morihiko, người sáng lập và phát triển thành công phong trào “ Mỗi làng một sản phẩm” tại Nhật Bản đã tham dự.
Phong trào “ mỗi làng, một sản phẩm” do Giáo sư Hiramatsu Morihiko, Chủ tịch tỉnh Oita khởi xướng từ năm 1979, đã được nhân rộng trên toàn nước Nhật. Hiện nay mô hình đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia Châu Á và châu Phi.
Phong trào “ mỗi làng, một sản phẩm” khuyến khích nỗ lực của người dân địa phương trong việc tận dụng nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Thông qua việc giới thiệu mô hình thành công của Nhật Bản được khởi xướng tại tỉnh Oita và nhân rộng trên toàn nước Nhật, hội thảo là cơ hội cho các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến các mô hình phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có chương trình “mỗi làng, một nghề” tại Việt Nam; Đồng thời là nguồn tham khảo quý báu cho việc hoạch định chính sách của Việt Nam trong phát triển nông thôn nói chung và ngành nghề nông thôn nói riêng.
Từ những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các thương hiệu đặc sản nổi tiếng của Nhật Bản như nấm hương khô, rượu Shochu lúa mạch, chanh Kabosu…, Giáo sư Hiramatsu nêu ba nguyên tắc chính xây dựng phòng trào “ mỗi làng, một sản phẩm”. Đó là địa phương hoá rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Theo Giáo sư Hiramatsu, mỗi địa phương cần chọn ra một đặc sản riêng của vùng quê mình, quảng bá nó, tạo thương hiệu mang tính toàn cầu thì sản phẩm đó mới có giá trị hàng hoá cao.
Phong trào “ mỗi làn, một sản phẩm” không phải là làm quà tặng cho du khách mà làm sao đưa nó trở thành thế mạnh của mình, tạo ra các sản phẩm của địa phương mình.
Theo thống kê của Cục Chế biến, thương mại nông lâm, thuỷ sản và Nghề muối, hiện nay cả nước có hơn 2790 làng nghề, sử dụng gần 30% lực lượng lao động ở nông thôn, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt hơn 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/ năm. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế yêu cầu phát triển.
Ngành nghề và dịch vụ nông thôn vẫn đang ở mức phát triển chậm, thiếu quy hoạch, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Thị trường không ổn định. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn vẫn còn thấp, chênh lệch giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng. Công tác bảo vệ môi trường làng nghề chưa được quan tâm đúng mức.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng cho rằng, hội thảo nhằm mục đích thúc đẩy phát triển ngành nghề, làng nghề, nhằm phát huy nguồn lực sẵn có của khu vực nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, thiết thực cụ thể hoá chủ trương phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, theo Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành T.Ư khoá 10. Thông qua buổi toạ đàm chúng ta có một định hướng rõ hơn về làng nghề nông thôn, mỗi làng một sẳn phẩm mới. Làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới, từng vùng gắn với thế mạnh của địa phương.
(Theo Hải Phương // Báo Nhân dân điện tử)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com