Mục tiêu tổng quát của hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2008-2010 là phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô.
Để đạt được các mục tiêu trên, các phương hướng chính cần triển khai thực hiện là: Một là, thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu đổi với các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng sản xuất do bi hạn chế về cơ cấu (diện tích, năng suất, thời tiết... ) không có điều kiện tăng nhiều về khối lượng, trong đó đặc biệt chú ý đến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
Hai là, tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng như giải quyết nhiều công ăn việc làm, góp phần ổn đinh xã hội như các sản phẩm chế biến: dệt may, giầy dép, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, dây cáp điện... Rà soát và phát hiện các mặt hàng có khả năng sản xuất nhưng không hoặc chưa bị hạn chế về thi trường như đồ nhựa các loại, sản phẩm cơ khí và vai, túi xách, mũ ô dù...
Ba là, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến doanh nghiệp, tìm kiếm và mở rộng thi trường, đẩy mạnh đầu tư sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng phát triển không bị hạn chế về khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hoá mỹ phẩm, sản phẩm cơ khí, dịch vụ phần mềm ...
Bốn là, tập trung khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường xuất khẩu trọng điểm đi đôi với việc phát triển các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam thông qua việc xem xét điều chỉnh những quy định không phù hợp hạn chế xuất khẩu thời gian qua.
Năm là, tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại song phương (ETA); gắn thị trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu, thông qua đó đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu ở các thị trường hiện có mức nhập siêu lớn nhằm giảm nhập siêu của cả nước; xây dựng và thực hiện lộ trình giảm nhập siêu trong giai đoạn 2008 - 2010.
Sáu là, giảm chi phí sản xuất nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa ở cả doanh nghiệp và nhà nước. Về phía doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Về phía nhà nước chủ động rà soát và điều chỉnh những cơ chế chính sách chưa phù hợp theo hướng mở; không tăng thuế nhập khẩu các mặt hàng là đầu vào sản xuất nói chung và xuất khẩu nói riêng tạo điêu kiện cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội giảm giá do suy thoái của thị trường thế giới tạo một mặt bằng chung với thị trường thế giới và kích thích sản xuất tiêu dùng.
Mục tiêu và phương hướng thực hiện thì như vậy nhưng chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu cụ thể của năm 2009 và 2010 đặt ra trên cơ sở số liệu nào, cơ sở dự báo nào... và sẽ là bao nhiêu để có tính khả thi thì còn phải xem xét thêm một số yếu tố, cụ thế: Rõ ràng là tình hình thị trường thế giời và quá trình sản xuất, tái sản xuất mở rộng hàng hóa xuất khẩu năm 2009 (như phân tích ở phần trên) là không thuận. Bên cạnh đó, kết quả xuất khẩu đặt ra năm 2008 là 63,5-64 tỷ USD tăng trên 30% so với năm 2007 là một kết quả tích cực nhưng cũng chứa đựng sự thiếu bền vững và có chăng yếu tố tăng trưởng mang tính khách quan khó cỏ khả năng thực hiện trong năm 2009. Đó là giá hàng hóa tăng đột biến mang nặng tính đầu cơ và việc xuất khẩu một số mặt hàng nhập khẩu. Nếu mới chỉ loại trừ 02 yếu tố này thì năm 2008 kim ngạch xuất khẩu thực chi còn 56,7 tỷ USD, tăng l6,7%; trong đó tăng giá “trái quy luật” khoảng 5 tỷ USD và tăng do tái xuất hàng hóa nhập khẩu như sắt thép, kim loại quý, phân bón, xăng dầu ... khoảng 2 tỷ USD.
Vì vậy, Đề án này không đưa ra chi tiêu tăng trưởng năm 2009 mà chi phân tích, đề xuất các giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của năm 2009 là 13% trên cơ sở kim ngạch xuất khẩu năm 2008 (63,5-64 tỷ USD) do Quốc hội đề ra đưa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 20,3%...
Bộ Tài nguyên và Môi trường có chỉ thị yêu cầu các địa phương hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu đối với tất cả các loại đất vào năm 2010 và hoàn thành xây dựng hồ sơ địa chính phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.
Mục tiêu tổng quát của hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2008-2010 là phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Các sản phẩm cơ khí gồm nhiều mặt hàng như: các sản phẩm từ gang thép, sản phẩm công nghiệp đóng tàu, máy biến thế điện, động cơ điện, dụng cụ cầm tay, xe đạp… Dự kiến năm 2008 xuất khẩu sản phẩm cơ khí đạt kim ngạch 2,1 tỉ USD, tăng 54,6% so với năm 2007.
Năm 2009, Cà Mau phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản (XKTS) 750 triệu USD, tăng hơn 17% so với năm 2008, tạo “bệ phóng” vững chắc cho thực hiện đạt mục tiêu 1 tỷ USD trở lên vào năm 2010.
Nhằm phát triển mạng lưới giao thông nông thôn (GTNT) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, mới đây UBND tỉnh Hưng Yên đã có Quyết định số 2148/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
Theo một kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Chính sách công nghiệp, vào năm 2010, mức độ ô nhiễm môi trường tại Việt Nam sẽ tăng gấp 4 - 5 lần hiện nay.
Sáng 30/10, lễ đón chính thức Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã được tổ chức tại Cung Nhà nước tại thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ). Sau lễ đón, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã hội đàm cùng Tổng thống Mông Cổ Nambaryn Enkhbayar.
Tính đến tháng 10/2008, Lào Cai đã thu hút được 43 nhà đầu tư đăng ký đầu tư 83 dự án thuỷ điện với tổng công suất lắp máy hơn 915 MW, ước tính giá trị đầu tư trên 18 nghìn tỷ đồng, trong đó đã có 10 dự án hoàn thành phát điện hoà lưới quốc gia với tổng công suất là 47 MW, giá trị đầu tư 795,83 tỷ đồng; 18 dự án đã khởi công; 22 dự án đã hoàn thiện hồ sơ và 29 dự án đang khảo sát lập thiết kế cơ sở. Trong 73 dự án đang đầu tư và chuẩn bị đầu tư, có 48 dự án dự kiến hoàn thành phát điện giai đoạn 2009 - 2010 với công suất lắp máy trên 750 MW, tạo sự đột phá lớn ở tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tỉnh Nghệ An đang phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 8 – 10 triệu USD, chiếm tỷ lệ 3,6 – 4,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh. Sản phẩm hàng dệt may của Nghệ An chủ yếu xuất sang các thị trường chủ yếu như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canađa, Ôt-xtrây-li-a…
Các tỉnh Tây Nguyên đã và đang triển khai xây dựng hàng chục công trình thủy điện, với mục tiêu đến năm 2010 đạt tổng công suất trên 5.000MW, bằng 1/3 tổng công suất hiện có của hệ thống điện quốc gia.
Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng định hướng, lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan nhà nước để phát triển Chính phủ điện tử đến năm 2020. Theo đó, bước đầu tiên là tập trung ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước để hình thành các cơ quan điện tử đến năm 2010.