Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tỉnh Thái Bình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu - Hội nhập kinh tế 5 năm 2006 – 2010

Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2006 – 2007 và 6 tháng đầu năm 2008

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triền kinh tế - xã hội của tỉnh, của nhiều doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Bình đã có những cơ chế chính sách thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh xuất nhập khẩu, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, nhằm mục tiêu mở rộng thị trường, tăng cường và nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu.

Hoạt động xuất khẩu

- Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 132,98 triệu USD, vượt kế hoạch 19 triệu USD, và đạt mức tăng trưởng cao so với năm 2005 (30%), phát triển được nhiều mặt hàng xuất khẩu mới. Doanh nghiệp xuất khẩu, thị trường xuất khẩu phát triển và mở rộng.
- Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 160 triệu USD, tăng 21% so với năm 2006, vượt 10 triệu USD so với kế hoạch. Trong đó: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước xuất khẩu dạt 111,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 69,7%. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu đạt 48,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 30,3%
- 6 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 101,5 triệu USD tăng 60,3% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó: Doanh nghiệp trong nước đạt 63,45 triệu USD, tăng 34,3%. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38,07 triệu USD, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2007.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tỉnh 6 tháng 2008 là: Hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu đạt 3,5 triệu USD, tăng 52%; Hàng công nghiệp, thủ công nghiệp xuất khẩu đạt 98 triệu USD, tăng 60,6% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó: Hàng dệt may đạt 76 triệu USD, tăng 50,6% (chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng); hàng thủ công mỹ nghệ đạt 2,1 triệu USD; Các mặt hàng khác (Xơ polyste, nhựa…) đạt 19,9 triệu USD, tăng 2,1 tấn so với cùng kỳ 2007.
6 tháng đầu năm 2008 hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh tuy gặp nhiều khó khăn: giá cả đầu vào tăng nhanh, tỷ giá đồng đô la biến động mạnh, nhân lực giảm sút, lãi xuất vay tăng cao… Song hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đạt được bước tăng trưởng khá, hoàn thành 51,2% kế hoạch năm 2008
Nhập khẩu
Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu đạt 119 triệu USD, tăng 26,6% so với năm 2005; Năm 2007 đạt 130 triệu USD, tăng 9,2% so với năm 2006; 6 tháng đầu năm 2008 đạt 73,5 triệu, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm 2007. Trong những năm qua hàng nhập khẩu về tỉnh chủ yếu là vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho đầu tư, mở rộng sản xuất và sản xuất hàng xuất khẩu
Hội nhập kinh tế quốc tế
- UBND tỉnh kiện toàn Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh, xây dựng quy chế, chương trình hoạt động của ban, phối hợp với Uỷ ban quốc gia về Hội nhập kinh tế quốc tế- Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) tổ chức tập huấn về luật cho các cơ quan và doanh nghiệp trong tỉnh.
- Phối hợp với ban chỉ đạo chương trình hậu gia nhập WTO của Chính phủ xây dựng chương trình hành động của tỉnh, được các chuyên gia cao cấp của Bộ, Vụ, Viện về tham gia trao đổi, đóng góp nhiều nội dung thiết thực cho phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2007 - 2012.
- Tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền, hội thảo về Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo, đài).
- Đề xuất với chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu WTO giúp Thái Bình một số dự án cho phát triển công nghiệp, tiểu công nghiệp, nghề và làng nghề; đào tạo nguồn nhân lực; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển sản xuất, xuất khẩu một số mặt hàng có lợi thế ở Thái Bình khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới.
Định hướng, mục tiêu và một số giải pháp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hoá của tỉnh 2008 - 2010
Định hướng:
- Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và bền vững.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế, khuyến khích những ngành hàng, mặt hàng sản xuất, xuất khẩu có lợi thế của tỉnh tiếp tục đầu tư và thu hút đầu tư nguồn nhân lực từ bên ngoài, tăng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng qua chế biến, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, địa phương, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu: Chú trọng xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm, sản phẩm nghề và làng nghề giảm tỷ trọng gia công, tăng tỷ trọng những mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ, chất xám và giá trị gia tăng cao.
Mục tiêu: Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu 2008 - 2010 là: Năm 2008 đạt 200 triệu USD, tăng 25% so 2007, năm 2009 đạt 240 triệu USD, tăng 20% so 2008, năm 2010 đạt 290 triệu USD, tăng 20,8% so 2009
Một số giải pháp:
* Đẩy mạnh phát triển mốt số ngành hàng sản xuất, xuất khẩu chủ yếu:
- Ngành hàng nông sản, thực phẩm, thuỷ hải sản xuất khẩu: Hình thành vùng chuyên canh, vùng nuôi trồng tập trung với quy mô nuôi trồng, giống cây con có số lượng, chất lượng đảm bảo để cung cấp cho các cơ sở chế biến; có cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản thực phẩm có công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cấp quốc tế; xây dựng mô hình liên kết sản xuất, hiệp hội ngành hàng, đăng ký thương hiệu sản phẩm.
- Ngành hàng TCMN: Phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, ... cho phù hợp với nét văn hoá đặc trưng từng nước. Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn đầu tư, phát triển sản xuất, xuất khẩu để các doanh nghiệp lớn giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở sản xuất nhỏ về vốn, kỹ thuật cùng phát triển.
- Ngành hàng dệt may xuất khẩu: Đây là ngành hàng sản xuất, xuất khẩu chủ lực của tỉnh, chiếm gần 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh cần được quy vùng, quy hoạch phát triển bền vững, phát triển về vùng nông thôn sử dụng nhiều lao động tại chỗ, hỗ trợ cho các cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề truyền thống có mặt bằng cơ sở hạ tầng và khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
- Ngành hàng sản xuất xơ, sợi, nhựa, kim khí... đang được đầu tư vào Thái Bình, có tốc độ tăng trưởng nhanh, thị trường tiêu thụ tốt cần được tỉnh hỗ trợ đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ.
* Tăng cường công tác đào tạo nghề thông qua các hình thức đào tạo tập trung và truyền nghề tại các cơ sở sản xuất, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm.
* Tăng cường công tác xúc tiến thương mại: Cung cấp thông tin, định hướng thị trường;- Quảng bá giới thiệu thương hiệu sản phẩm trong và ngoài nước, đặc biệt giới thiệu hình ảnh, thương hiệu thường xuyên trên trang WWeb, thương mại điện tử, tham gia hội chợ trong và ngoài nước. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; Tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp nắm vững các cam kết, quy định của Việt Nam với tổ chức thương mại thế giới (WTO); Thực hiện xuất nhập khẩu theo quy định của tổ chức thương mại thế giới khi Việt Nam gia nhập WTO.

(Theo Vinanet)

  • Hoàn thành cấp "sổ đỏ" lần đầu vào năm 2010
  • Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu giai đoạn 2008 - 2010
  • Dự kiến kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cơ khí giai đoạn 2008-2010 và giải pháp
  • Cà Mau: Năm 2010, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản 1 tỷ USD
  • Hưng Yên: Phê duyệt đề án phát triển giao thông nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
  • Ô nhiễm môi trường sẽ tăng gấp 4-5 lần vào năm 2010
  • Thương mại Việt Nam - Ấn Độ: Phấn đấu đạt 3 tỷ USD vào năm 2010
  • Năm 2010 sẽ dư khoảng 5 triệu tấn xi măng
  • Vẫn có thể đạt mục tiêu 500.000 doanh nghiệp vào năm 2010
  • Kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam - Mông Cổ sẽ đạt 10 triệu USD vào năm 2010
  • Lào Cai: Đến 2010, đưa thêm 48 dự án thuỷ điện công suất 750 MW vào sử dụng
  • Tỉnh Thái Bình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu - Hội nhập kinh tế 5 năm 2006 – 2010
  • Nghệ An phấn đấu đạt 10 triệu USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào năm 2010
  • Tây Nguyên sẽ là trung tâm thủy điện lớn nhất VN
  • Đến năm 2010, hình thành các cơ quan điện tử