Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Theo một kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Chính sách công nghiệp, vào năm 2010, mức độ ô nhiễm môi trường tại Việt Nam sẽ tăng gấp 4 - 5 lần hiện nay.
Viện trưởng, Giáo sư Phan Đăng Tuất cảnh báo, nếu Việt Nam không có biện pháp khắc phục kịp thời, tổn thất kinh tế do ô nhiễm môi trường sẽ lên đến 0,3% GDP vào năm 2010 và 1,2% vào năm 2020.
Nghiên cứu, khảo sát được thực hiện tại 18 ngành và lĩnh vực kinh tế cho thấy, tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải dẫn đến ô nhiễm môi trường đáng báo động ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý môi trường.
Có tới 65% trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60 - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải của một số khu đô thị cũng chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, tình trạng khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản đang diễn ra khá phổ biến cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Theo tin từ Bộ Tài nguyên Môi trường, 6 tháng đầu năm 2008, đã có trên 1.000 điểm khai thác và thu gom than trái phép bị phát hiện, xử lý. Nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản hợp pháp cũng vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà vi phạm quy trình khai thác, dẫn đến lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Cho dù công tác bảo vệ môi trường đã được đẩy mạnh trong thời gian gần đây, chẳng hạn việc ban hành nhiều văn bản về xử phạt gây ô nhiễm ô trường, thành lập đội cảnh sát môi trường... nhưng tình trạng ô nhiễm như hiện nay vẫn khiến Việt Nam sẽ phải tốn kém trong nhiều năm để giải quyết hậu quả.
Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Chính sách công nghiệp cho thấy nhu cầu đầu tư cho bảo vệ môi trường đến năm 2020 khoảng 7,6 tỷ USD; tập trung vào một số ngành như rượu, bia, thủy sản, giấy, dệt may, xây dựng, cơ khí, giao thông, điện, y tế; trong đó, ngành thép bị coi là ngành gây ô nhiễm môi trường nặng nề nhất./.
(Theo Vietnam+)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com