Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
33. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ VƯƠNG QUỐC ANH
Biến đổi khí hậu là thách thức môi trường lớn nhất mà thế giới hiện nay đang phải đối mặt. Lượng thải khí các-bon ngày càng tăng trong khí quyển đang góp phần làm tăng chưa từng có nhiệt độ trung bình toàn cầu. Nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến những thay đổi về thời tiết, mực nước biển dâng cao và thời tiết khắc nghiệt diễn ra với mức độ thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Sự tác động sẽ diễn ra trên diện rộng. Lũ lụt sẽ tăng, hạn hán và sa mạc hóa sẽ mở rộng, các loài động vật hoang dã sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, và có khả năng khủng hoảng về nguồn cung cấp lương thực và nông nghiệp. Số người tỵ nạn có khả năng sẽ tăng, và hàng triệu người có thể bị đói. Chi phí tài chính để chống chọi với lũ lụt và thời tiết xấu sẽ tăng đáng kể.
Những hậu quả như trên được cảm nhận cả ở Vương quốc Anh và các nước khác, đặc biệt người dân ở những khu vực có nguy cơ đối diện với sự biến đổi về thời tiết phải chịu rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như vậy.
Vậy, các thể chế và công dân Vương quốc Anh đang làm gì để đạt được an ninh khí hậu trên toàn thế giới?
Chính phủ Vương quốc Anh đang làm gì?
Chính phủ Vương quốc Anh đang ứng phó như thế nào với những thách thức do mối đe dọa về biến đổi khí hậu đặt ra?
Một vài bộ tham gia vào vấn đề này: Bộ Các vấn đề Môi trường, Lương thực và Nông thôn (DEFRA) phụ trách Chương trình Biến đổi Khí hậu , chiến lược chủ đạo của Vương quốc Anh nhằm đối phó với sự biến đổi khí hậu.
DEFRA cũng đã công bố Dự luật về Biến đổi Khí hậu. Dự luật này được trình lên Nghị viện trong tháng 11/2007 và dự kiến sẽ được thông qua trong năm 2008.
Văn phòng về Biến đổi Khí hậu, do DEFRA thành lập, bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 9/ 2006; mục đích của văn phòng là chia sẻ thông tin giữa các chính phủ để phục vụ việc phân tích và xây dựng chính sách và chiến lược về biến đổi khí hậu.
Trong phạm vi chỉ đạo của Chính phủ về chiến dịch khí các-bon (CO²), DEFRA đã cho ra đời một máy tính khí các-bon (CO² calculator) nhằm cho phép người dân tính toán được mức thải khí các-bon của họ thông qua việc sử dụng số liệu thống kê và các mức tính toán được Chính phủ công nhận.
Bộ Ngoại giao (FCO) hợp tác với các nước khác và nhiều thể chế quốc tế nhằm nhanh chóng chuyển sang một thế giới có lượng thải khí các-bon thấp hơn . FCO cũng tập trung đảm bảo năng lượng cho Vương quốc Anh và đối phó với những thách thức của nền kinh tế toàn cầu.
Bộ Cải cách Kinh doanh, Doanh nghiệp và Pháp quy (DBERR) – trước đây là Bộ Công Thương – phụ trách vấn đề cung cấp năng lượng và đã công bố Sách trắng về Năng lượng trong tháng 5/2007. Bạn có thể xem thông tin về nguồn năng lượng, năng lượng tái sinh và công nghệ bền vững trên trang thông tin của DBERR.
Một thế hệ mới các nhà máy điện hạt nhân đã được Quốc Vụ khanh phụ trách DBERR công bố hôm 10/01/2008.
Bộ Giao thông (DfT) tập trung giảm tác động của giao thông đối với môi trường. DfT đã mở một trang thông tin về xếp hạng xe hơi theo lượng thải khí CO². Điều này giúp và khuyến khích người dân nghiên cứu về tác động tới môi trường của loại xe hơi mà họ muốn mua.
Bộ Phát triển Quốc tế (DfID) đang giám sát một dự án về tác động của biến đổi khí hậu đối với châu Phi.
Quỹ Tiết kiệm Năng lượng
Chính phủ Vương quốc Anh lập Quỹ Tiết kiệm Năng lượng năm 1993 nhằm đối phó với những hậu quả thiệt hại do sự biến đổi khí hậu gây ra. Mục đích của Quỹ là giảm lượng thải khí CO² thông qua việc khuyến khích sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, hợp lý và bền vững.
Các công ty thành viên của Quỹ gồm BP, Tập đoàn BG, Centrica, Johnson Matthey Catalysts, National Grid Transco, Công ty Điện lực Bắc Ai-len, Powergen và Công ty Năng lượng Xcốt-len và phương Nam.
Quỹ này phối hợp với hộ gia đình, người tiêu dùng, lái xe, doanh nghiệp nhỏ và khu vực công trong các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, vận tải đường bộ và năng lượng tái sinh. Quỹ cũng khuyến khích sử dụng các loại nhiên liệu sạch trong hoạt động giao thông, hệ thống lò sưởi hiệu quả trong các tòa nhà và gia đình, và việc sử dụng năng lượng tái sinh ở quy mô nhỏ, như năng lượng mặt trời và gió.
Hội đồng Anh
Hội đồng Anh , với sự tài trợ một phần của Bộ Ngoại giao, phụ trách việc thúc đẩy giáo dục, văn hóa và khoa học của Vương quốc Anh ở nước ngoài. Trên trang thông tin của Hội đồng Anh có một mục giới thiệu về việc nghiên cứu, tài trợ, chính sách và hoạt động môi trường ở Vương quốc Anh. Hội đồng Anh cũng triển khai chương trình Thành phố không có Các-bon nhằm nhấn mạnh tới tác động môi trường do lối sống và hoạt động của ngành công nghiệp trong môi trường đô thị.
Nghị viện Vương quốc Anh đang làm gì?
Có hai ủy ban thuộc Nghị viện Vương quốc Anh tham gia hoạt động liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu: Ủy ban Đánh giá Môi trường ; và Ủy ban các Vấn đề Môi trường, Lương thực và Nông thôn, chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của Defra.
Các cơ quan phân cấp của Vương quốc Anh đang làm gì?
Tất cả các chính quyền và cơ quan phân cấp của Vương quốc Anh đều cùng nhau nỗ lực chống sự ấm lên toàn cầu.
Chính phủ Xcốt-len phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Vương quốc Anh, vì Chính phủ Vương quốc Anh vẫn chịu trách nhiệm chính về những chính sách quan trọng liên quan như thu thuế và tham gia vào việc xây dựng chính sách về biến đổi khí hậu của EU.
Dự luật về biến đổi khí hậu của Xcốt-len – tách riêng với dự luật của Vương quốc Anh – quy định việc cắt giảm lượng khí thải, dự kiến sẽ được trình lên Nghị viện Xcốt-len cuối năm 2008.
Hội đồng Chính quyền xứ Uên đã thực hiện một số bước chính sách liên quan đến tất cả các lĩnh vực. Chính phủ ở đây cũng đã công bố Chiến lược Môi trường trong tháng 5/2006 và một văn kiện mới, Một xứ Uên: Chương trình Nghị sự Tiến bộ cho Chính phủ xứ Uên, đề ra mục tiêu hoạt động của Chính phủ về biến đổi khí hậu.
Bộ Môi trường của Bắc Ai-len phụ trách các vấn đề về biến đổi khí hậu thông qua Ban về Biến đổi Khí hậu. Bộ này hợp tác chặt chẽ với DEFRA ở Anh và chính quyền phân cấp ở Xcốt-len và xứ Uên.
Ngành công nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và tổ chức từ thiện ở Vương quốc Anh đang làm gì?
Trong mấy năm qua, nhiều tập đoàn, tổ chức và công ty ở Vương quốc Anh đã tổ chức chiến dịch vận động, hoặc ít nhất là bày tỏ lập trường, về biến đổi khí hậu.
Liên đoàn Công nghiệp Anh
Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI) đại diện cho khoảng 240.000 doanh nghiệp Vương quốc Anh, tuyển dụng khoảng 1/3 lực lượng lao động khu vực tư nhân. Theo một báo cáo đặc biệt của CBI và số liệu phân tích gần đây, các công ty sẽ phải chuyển đổi mô hình kinh doanh của họ để đáp ứng nhu cầu của xã hội và người tiêu dùng.
Nhóm các tổ chức hoạt động về Khí hậu
Nhóm các tổ chức hoạt động về Khí hậu có trụ sở ở Vương quốc Anh, Mỹ và Ô-xtrây-li-a, hoạt động trên phạm vi toàn cầu. 41 thành viên của Tập đoàn – bao gồm cả Arup, ngân hàng Barclays, tập đoàn dầu khí BP, BT và ngân hàng HSBC – cam kết nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và chính phủ về tầm quan trọng của an ninh khí hậu.
Bạn có thể truy cập vào một danh sách các đường dẫn hữu ích về một loạt các tổ chức về biến đổi khí hậu trên trang thông tin của Nhóm này.
Tổ chức ‘Chặn đứng khủng hoảng Khí hậu’
Tổ chức Chặn đứng khủng hoảng Khí hậu muốn Chính phủ Vương quốc Anh tăng cường thúc đẩy chính sách về biến đổi khí hậu.
Mạng lưới Sông ngòi Vương quốc Anh
Mạng lưới Sông ngòi Vương quốc Anh tổ chức nhiều chiến dịch vận động nhằm bảo vệ sông và hồ ở Vương quốc Anh. Mạng lưới này cũng tập hợp xây dựng một danh sách hướng dẫn truy cập vào những trang thông tin về biến đổi khí hậu.
Các công dân Vương quốc Anh đang làm gì?
Công dân Vương quốc Anh đang nỗ lực làm nhiều việc để giảm lượng thải khí các-bon, từ việc sử dụng giao thông công cộng thay cho xe hơi riêng đến tắt máy ti-vi thay vì để nó ở chế độ chờ.
Một số việc người dân tham gia nỗ lực này là:
* Giặt quần áo bằng nước ở nhiệt độ 30°C
* Sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng
* Xây phòng áp mái và sử dụng vật liệu cách ly khác trong nhà
* Mua thực phẩm sản xuất tại địa phương
* Tái chế giấy, chai lọ, hộp và báo
* Lắp chảo hấp thu năng lượng mặt trời
Gần đây, Nhóm các tổ chức hoạt động về Khí hậu tổ chức một chiến dịch vận động lấy tên Chúng ta cùng chung sức, nhằm giúp người đi mua hàng giảm lượng thải khí các-bon của họ.
Vương quốc Anh đang làm gì ở phạm vi quốc tế?
Vương quốc Anh cũng đóng vai trò hàng đầu trong việc đối phó với sự biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu. Chính phủ Anh đang nỗ lực góp sức thông qua Liên minh châu Âu (EU) và với tư cách là thành viên của Chương trình Thương mại Khí thải của EU ; G8; và thông qua Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu và Nhóm Công tác Chính phủ Quốc tế về Biến đổi Khí hậu.
(Nguồn: Đại Sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com