Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
31. MÔI TRƯỜNG
Môi trường của chúng ta – đất, biển, không khí, sông – thường xuyên bị đe dọa. Từ lũ lụt đến xử lý chất thải hạt nhân, xây nhà trên vùng vành đai xanh – khu vực, về mặt lý thuyết, được tạo ra nhằm chặn lại sự lấn chiếm của đô thị - chúng ta có thể thấy thách thức đối với môi trường là vô hạn.
Trong phần này, chúng tôi giới thiệu về một số những thách thức lớn nhất, bao gồm:
* Sự biến đổi khí hậu và nỗ lực của Chính phủ Vương quốc Anh và các thể chế khác nhằm đối phó với hiện tượng này.
* Mục tiêu trong nỗ lực của Vương quốc Anh là đạt được sự phát triển bền vững – đó là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không để các thế hệ tương lai mất đi năng lực đáp ứng nhu cầu riêng của mình.
* Vậy, Vương quốc Anh đang sử dụng những hình thức năng lượng tái sinh mới như thế nào để giảm lượng thải khí các-bon.
* Ngành công nghiệp và doanh nghiệp của Vương quốc Anh đang làm gì để bảo vệ môi trường.
* Vương quốc Anh phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế, như Liên minh châu Âu, Liên hợp quốc và nhóm 8 nước công nghiệp phát triển (G8), nhằm đảm bảo an ninh khí hậu.
32. NĂNG LƯỢNG TÁI SINH
Năng lượng tái sinh từ nhiều nguồn khác nhau không được sử dụng hết, như gió, mặt trời, nước và sóng, khác với các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu và than.
Sử dụng năng lượng tái sinh là một phần gắn với mục tiêu dài hạn của Chính phủ Vương quốc Anh là giảm lượng thải khí CO2. Chỉ tiêu hiện nay là giảm 60% khí CO2 vào năm 2050.
Chính phủ Vương quốc Anh có kế hoạch sử dụng các nguồn tái sinh để tạo 10% điện vào năm 2010. Năm 2005, 4,2% lượng cung cấp điện của Vương quốc Anh được tạo ra từ nhiều nguồn năng lượng tái sinh khác nhau và tiềm năng vẫn còn nhiều để khai thác.
Hiện nay, Bộ Cải cách Kinh doanh, Doanh nghiệp và Pháp quy (DBERR), trước đây là Bộ Công Thương, với sự hỗ trợ của Bộ các Vấn đề Môi trường, Lương thực và Nông thôn (DEFRA), đang phát triển nhiều nguồn năng lượng tái sinh, bao gồm:
* Gió
* Hợp chất Sinh học
* Năng lượng mặt trời
* Thủy điện
* Nhiệt địa
* Sóng và thủy triều
Quỹ Năng lượng Quốc gia là tổ chức đi đầu trong vấn đề tư vấn về sử dụng và sản xuất năng lượng bền vững, và là một tổ chức chuyên về các loại năng lượng tái sinh. Bạn có thể truy cập vào trang thông tin của tổ chức này để biết thêm chi tiết.
Gió
Năng lượng gió thường được tạo ra bằng các tua-bin gió được xây dựng hoặc trong đất liền hoặc ngoài khơi. Gió là nguồn đóng góp năng lượng tái sinh lớn thứ ba ở Vương quốc Anh, sau hợp chất sinh học và thủy điện.
Các tua-bin trong đất liền và ngoài khơi tạo ra tổng cộng hơn 0,3% lượng cung cấp điện ở Vương quốc Anh, đủ để cung cấp cho khoảng 400.000 hộ gia đình. Năng lượng gió trong đất liền và ngoài khơi dự kiến sẽ chiếm khoảng ½ trong chỉ tiêu 10% năng lượng tái sinh của Chính phủ Anh. Con số này có thể thay đổi: DBERR gần đây đã thông báo kế hoạch tăng mạnh về số lượng và quy mô các tua-bin ngoài khơi.
Hiện tại, Vương quốc Anh có 6 trạm năng lượng gió ngoài khơi cùng với một vài trạm nữa trong đất liền.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các trạm năng lượng gió ngoài khơi và trong đất liền của Vương quốc Anh trên trang thông tin của Hiệp hội Năng lượng Gió của Anh. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về năng lượng gió trên trang thông tin của DBERR.
Hợp chất Sinh học
Hợp chất sinh học là một chất hữu cơ được tạo ra từ thực vật và động vật. Đây là một nguồn năng lượng tái sinh, vì chúng ta luôn luôn có thể trồng được nhiều cây và vụ mùa, và chất thải thì vẫn luôn có. Hợp chất sinh học này không bao gồm và giống như các loại nhiên liệu hóa thạch mà phải mất hàng triệu năm để hình thành. Khi được đốt cháy, năng lượng hóa học trong hợp chất sinh học được thải ra tạo thành khí nóng. Gỗ thải hoặc rác thải có thể được đốt cháy để sinh ra hơi nóng làm ra điện, hoặc cung cấp khí nóng để phục vụ các ngành công nghiệp và gia đình.
Đốt cháy hợp chất sinh học không phải là cách duy nhất để tạo ra năng lượng. Nó có thể được chuyển đổi sang các hình thức khác có thể sử dụng được, như khí mê-than hoặc các loại nhiên liệu như e-tha-no và dầu đi-ê-zen sinh học.
Bạn có thể tìm hiểu xem Vương quốc Anh hiện đang khai thác sử dụng hợp chất sinh học như thế nào trên trang thông tin của DBERR. Và, bạn có thể truy cập vào trang thông tin Trung tâm Năng lượng Hợp chất Sinh học để biết thêm về những loại nhiên liệu đang được nghiên cứu và phát triển.
Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời liên quan đến việc thu và xử lý năng lượng của mặt trời. Có ba cách chính để hấp thu năng lượng mặt trời, đó là:
* Thiết kế năng lượng mặt trời thụ động đảm bảo rằng hình dáng và kết cấu của tòa nhà hấp thu năng lượng của mặt trời và giảm sự cần thiết phải có ánh sáng và lò sưởi nhân tạo.
* Lò làm nước nóng bằng năng lượng mặt trời tích cực, chuyển bức xạ năng lượng mặt trời sang dạng nóng để có thể được sử dụng trực tiếp hoặc lưu giữ.
* Tấm tích điện hay các tế bào năng lượng mặt trời chuyển ánh sáng mặt trời thành điện.
Ở Vương quốc Anh, thị trường về hệ thống làm nóng bằng năng lượng mặt trời tích cực vẫn còn nhỏ, với doanh thu bán tương đối ổn định từ giữa những năm 1980. Khoảng 10.000 hệ thống làm nóng bằng năng lượng mặt trời được lắp đặt ở Vương quốc Anh mỗi năm, và hiện có khoảng 100.000 hệ thống như vậy đã được lắp đặt.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở Vương quốc Anh trên trang thông tin của DBERR. Và, bạn cũng có thể tìm hiểu về năng lượng mặt trời trên trang thông của của Quỹ Tiết kiệm Năng lượng.
Thủy điện
Thủy điện là điện được tạo ra bằng nước. Theo phương thức điển hình, nước được chứa trong bể - thường được tạo ra bằng việc xây đập trên sông – được chuyển hóa thành năng lượng khi nó được dẫn vào tua-bin nước. Các tua-bin này được vận hành từng cặp một với nhau thành các máy phát điện.
Thủy điện cung cấp khoảng 1/5 điện năng trên thế giới, cho hơn một tỷ người.
Vương quốc Anh hiện tạo ra khoảng 0,8% điện năng từ các hệ thống thủy điện – phần lớn trong số đó được xây dựng ở vùng cao của Xcốt-len.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về việc sử dụng thủy điện hiện nay ở Vương quốc Anh trên trang thông tin của DBERR.
Nhiệt địa
Năng lượng nhiệt địa – hơi nóng được chứa dưới bề mặt của đất – có thể được tạo thành năng lượng để sử dụng trong nhiều loại hình nhà máy điện khác nhau.
Hiện tại mới chỉ có một nhà máy điện nhiệt địa đang được vận hành ở Vương quốc Anh. Tuy nhiên, ước tính có 1.550 khu vực công nghiệp lớn ở Vương quốc Anh có thể lắp đặt hệ thống bơm hơi nóng như trên.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về năng lượng nhiệt địa ở Vương quốc Anh trên trang thông tin của DBERR.
Sóng và Thủy triều
Cả năng lượng sóng và thủy triều đều liên quan tới việc hấp thụ sự vận động và năng lượng được tích tụ trong đại dương và chuyển hóa nó thành năng lượng điện.
Sóng
Về lý thuyết, các sóng đại dương cung cấp một nguồn năng lượng tái sinh vô hạn. Có rất nhiều năng lượng trong đại dương và ở nhiều nơi trên thế giới, cường độ và sức gió thổi tạo ra những đợt sóng liên tiếp nhau. Các thiết bị hấp thụ năng lượng sóng tạo ra năng lượng trực tiếp từ mặt tiếp xúc của các đợt sóng và được chuyển hóa thành điện năng thông qua các máy phát điện bằng năng lượng sóng.
Những máy này có thể được bố trí hoặc dọc bờ biển hoặc ở những vùng nước sâu hơn ngoài khơi. Hiện tại có hai thiết bị năng lượng sóng ở Vương quốc Anh: LIMPET (Máy chuyền Năng lượng được Tạo ra từ Biển được Lắp đặt trên Đất liền) trên đảo Islay của Xcốt-len, và Pelamis, được mệnh danh là con rắn biển, tại Trung tâm Năng lượng Biển châu Âu ở Xcốt-len. Trung tâm này vẫn đang trải qua quá trình kiểm tra.
Các kế hoạch khác bao gồm cả các thiết bị ở Orkney, ngoài khơi phía Bắc của Xcốt-len, và một thiết bị khác ở ngoài khơi phía Bắc của khu vực duyên hải Cornwall.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về việc sử dụng năng lượng sóng hiện nay ở Vương quốc Anh trên trang thông tin của DBERR.
Thủy triều
Năng lượng thủy triều là khai thác sự vận động của nước được tạo ra bởi những đợt thủy triều hoặc sự dâng cao hay hạ thấp của mực nước biển do thủy triều tạo ra. Mặc dù vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, song nó có tiềm năng cho việc sản xuất điện trong tương lai và có thể dự đoán dễ dàng hơn so với năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Công nghệ cần thiết để hấp thụ năng lượng thủy triều đã được phát triển, tuy nhiên vẫn còn đắt và có rất ít ứng dụng – khoảng 40 – trên toàn thế giới.
Vương quốc Anh mới chỉ xây dựng một vài khu phát triển năng lượng thủy triều trên thế giới ở khu vực duyên hải phía Tây, và ít nhất có thêm 30 khu vực nữa được xác định trên phạm vi cả nước. Một trong những hệ thống tiên tiến nhất hiện nay, được tài trợ qua Chương trình Công nghệ của DBERR, là dự án Seaflow, hoạt động ngoài khơi phía bắc của bờ biển Devon từ tháng 6/2003.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về việc sử dụng năng lượng thủy triều ở Vương quốc Anh trên trang thông tin của DBERR.
(Nguồn: Đại Sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com