Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khởi nghiệp thành công và chế ngự Stress (6): Tham dự phỏng vấn

Bạn được mời đến phỏng vấn xin việc... thật hồi hộp làm sao! Thế thì phải chuẩn bị những gì cho cuộc phỏng vấn và phải làm thế nào để gây ấn tượng?


Những người phỏng vấn thường lưu ý bốn điểm sau:


Bạn có hoàn thành được những nhiệm vụ được giao không?


Bạn có những kỹ năng nào? Bạn có hoàn thành nhiệm vụ thật tốt không?


Động cơ của bạn mạnh đến cỡ nào?


Bạn có thái độ và những giá trị đúng đắn để phù hợp với đội nhóm và các đồng nghiệp không?


Bạn sẽ nuôi dưỡng, phát triển và đưa công ty đi lên không? Bạn có những tiềm năng nào?


Thế thì bạn cần chuẩn bị những gì?


1. Nghiên cứu công ty và sự phân cấp của nó. Tìm ra thật nhiều chủ đích, chiến lược, giá trị của công ty. Tìm hiểu cả
những lãnh đạo công ty và đặc biệt là bản thân người phỏng vấn bạn. Nền tảng của công ty là gì? Cái gì quan trọng nhất đối với công ty? Bộ phận lãnh đạo công ty gồm những ai?


2. Chuẩn bị những câu hỏi.


* Một vài câu hỏi về thói quen và cách xử lý công việc. Đây là phương pháp dựa vào những hành vi của quá khứ để xác định xem bạn có khả năng thành công trong tương lai không. Những câu hỏi loại này đại loại như: “Bạn hãy kể về một lần bạn giải quyết thành công một rắc rối nào đó.”, “Bạn đã làm những gì, kết quả ra sao?”


* Để trả lời tốt, bạn cần nghĩ tới một tình huống có thật. Mô tả kỹ về việc làm của bạn trong tình huống đó. Viết ra giấy. Người phỏng vấn sẽ kiểm tra bạn về những kỹ năng hành động và xử lý công việc. Bạn cần ngắn gọn và cô đọng.


* Để chuẩn bị cho loại câu hỏi này, xem lại các mô phỏng công việc. Nhớ kỹ những nơi cụ thể mà bạn bộc lộ kỹ năng, nhớ kỹ công việc đó là công việc gì. Và trả lời một loạt câu hỏi: Tình huống như thế nào? Bạn đã làm những gì? Bạn đã vượt qua khó khăn nào? Mục đích không phải làm nháp mà để nhắc nhớ về một vài chi tiết có lẽ đã quên. Hầu hết các công ty tìm kiếm kiểu nhân viên biết kết hợp với các bộ phận lãnh đạo, biết giao tiếp, biết giải quyết vấn đề, tham gia tốt các công việc tập thể, linh động và thích ứng nhanh, có khả năng về kỹ thuật.


* Một vài công ty dùng các bài test để xem bạn suy nghĩ và giải quyết các vấn đề như thế nào. Những công ty thăm dò kiểu này có nhiều đấy! Họ đặt ra một vấn đề và theo dõi cách giải quyết của bạn. Vậy bạn luyện tập thử đi!


* Loại câu hỏi khác theo kiểu truyền thống như: Tại sao bạn thích làm việc cho công ty này? Trong thời hạn năm năm, bạn có khẳng định được giá trị của mình không? Những sở trường, sở đoản của bạn là gì? Hãy chuẩn bị một vài câu trả lời kiểu này.


3.
Chuẩn bị một vài câu hỏi cho bản thân bạn. Những người phỏng vấn thường thích nghe bạn nói xem bạn nghĩ về công việc như thế nào? Nó có phù hợp với bạn không?


4.
Giờ hãy hình dung về trang phục của bạn. Cách ăn mặc của bạn sẽ gây ấn tượng đầu tiên cho người phỏng vấn. Cần chú ý sao cho phù hợp với công ty. Hãy tự tin qua cách ăn mặc.


5
. Kiểm chứng lại đích cần đến và dự trù những tình huống bất ngờ.


6.
Cố gắng thư giãn và hãy là chính mình. Chắc chắn là bạn sẽ hồi hộp lắm. Hãy hít thở sâu và bước tới. Để ý ngôn ngữ của ánh mắt. Bắt tay mạnh dạn. Ngồi thẳng. Lịch sự. Không chửi thề. Trả lời ngắn gọn. Trung thực và đừng lan man. Lắng nghe kỹ những câu hỏi. Chỉ trả lời những gì được hỏi. Đừng quên câu nói: “Tôi thực lòng muốn công việc đó.”


7.
Sau cùng, hãy nói (viết) lời cám ơn. Ta thường quên bẵng điều cốt yếu này.


Tình huống


Bettina đã làm công việc phỏng vấn việc làm với hàng trăm người. Đây là một vài trường hợp cả tốt lẫn xấu mà cô ta nhớ được.


* Abigail có chỉ số IQ vượt trội. Cô từng nhận được nhiều giải thưởng của trường đại học. Thế mà suốt buổi phỏng vấn, có ta không hề nhìn vào Bettina. Bettina biết Abigail không thể phù hợp với các công việc giao tiếp với khách hàng và không nên xếp vào những đội nhóm cộng tác.


* Cathryn dùng toàn bộ thời gian phỏng vấn chỉ để trả lời câu hỏi đầu tiên của Bettina: Hãy kể về lịch sử nghề nghiệp của bạn. Hừm, nếu sau 40 phút Bettina không ngăn lại, có lẽ câu trả lời còn dài nữa. Nhận xét chung: kỹ năng nói: tuyệt vời! Kỹ năng nghe: không có! Không nắm bắt được ý chính!


* Andrew tỏ ra thiếu sức sống trong suốt buổi phỏng vấn nhưng lại trả lời trôi chảy mọi câu hỏi của Bettina. Cuối buổi phỏng vấn, Bettina cho kết quả: Anh thiếu năng lực. Anh đã trả lời rằng vì mới ốm dậy. Anh vừa qua khỏi cơn bệnh sưng phổi. Anh được nhận làm.


* Bettina tìm kiếm một người nhận điện thoại - một công việc cô không thích thú lắm. Yêu cầu của cô là người đó phải có tài thuyết phục qua điện thoại để khách hàng thuận lòng mua hàng của công ty. Thật bất ngờ. Người cô ta tìm được chính là một nhân viên tận tuỵ nhất của công ty mà cô ta đã từng mướn: Một ông cụ ở tuổi 70.


* Eric vô cùng sắc bén với vai trò của mình. Bettina thích điều đó. Nhưng trước khi tới buổi phỏng vấn cuối cùng, ông đã gọi điện từ chối vì lý do không muốn rời xa quê nhà và gia đình của ông. Thật thất vọng nhưng cũng phải thông cảm thôi! Một tháng sau, Eric gọi điện hỏi thăm và muốn nhận công việc đã được sắp xếp vì gia đình ông đã thay đổi quyết định. Rõ thật rắc rối! Nhưng Bettina quyết định bỏ qua.


(Theo NXB TRẺ)

(Theo Nhà xuất bản trẻ)