Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chương II: Nghiên cứu thị trường thế giới

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

 I.    NHIỆM VỤ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI


Thị trường thế giới của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó.

Nghiên cứu thị trường thế giới là một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến động của thị trường thế giới trong từng ngành hàng, nhóm hàng tạo cơ sở để xây dựng các chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Cụ thể quá trình này phải giải quyết các vấn đề sau:

•          Xác định nước nào là thị trường có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu hàng của ta hoặc họ đáp ứng việc nhập khẩu với điều kiện thuận lợi, khả năng mua bán là bao nhiêu.

•          Xác định mức cạnh tranh  trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh .

•          Áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp sản phẩm của chúng ta muốn thâm nhập thị trường đó cần đạt yêu cầu về chất lượng (ISO.9000; HACCP), số lượng, bao bì đóng gói...

•          Thu thập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường.

•          Tiến hành rút ra sự vận động  của thị trường, dự báo được dung lượng của thị trường, mức biến động của giá cả, trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề ra các chiến lược Marketing.

1. Các thông tin đại cương: 

•          Diện tích nước sở tại.

•          Dân số: chủng tộc, tôn giáo, độ tuổi.

•          Tốc độ phát triển trung bình hàng năm.

•          Ngôn ngữ .

•          Các vùng và các trung tâm công nghiệp thương mại quan trọng.

•          Ðịa lý và khí hậu.

•          Truyền thống, tập quán.

•          Hiến pháp, trách nhiệm của chính phủ TW và địa phương.

2. Môi trường kinh tế - Tài chính - Cơ sở hạ tầng:  

•          Tình hình sản xuất và sản lượng của một quốc gia nào đó về từng mặt hàng cụ thể.

•          Chỉ tiêu GNP và GDP/ đầu người.

•          Tỷ giá hối đoái và sự biến động giá của nó, chọn đồng tiền để báo giá.

•          Hệ thống ngân hàng: Quốc gia và Quốc tế.

•          Tình hình lạm phát, giảm phát, thiểu phát.

•          Cơ sở hạ tầng: hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông, khả năng giải phóng phương tiện các sân bay, bến cảng; hệ thống điện nước, năng lượng cung cấp cho kinh doanh; hệ thống kho tàng ...

•          Cơ sở hạ tầng của thương mại: bán buôn, bán lẻ, Công ty quảng cáo, Hội chợ, Tổ chức tư vấn, nghiên cứu Marketing.

3. Môi trường pháp luật, chính trị:

•          Thái độ của chính phủ đối với ngoại thương: bảo hộ mậu dịch hay mậu dịch tự do.

•          Thỏa ước quốc tế mà quốc gia đã tham gia.

•          Qui chế của chính phủ đối với các luật lệ, văn phòng đại diện và chi nhánh của Công ty ở nước ngoài.

•          Các thủ tục hải quan, thuế hải quan những qui định và các yếu tố ảnh hưởng đến buôn bán.

•          Giấy phép xuất nhập khẩu, hồi chuyển lợi tức, qui định về lương thực, thực phẩm, y tế, an toàn kiểm dịch cần phải đảm bảo.

•          Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản có liên quan.

•          Thuế ngoài thuế xuất nhập khẩu: thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp…

•          Hạn ngạch xuất nhập khẩu. (quota)

•          Luật pháp trong quảng cáo của từng nước, luật chống phá giá.

•          Chính trị có ổn định không?

4. Môi trường cạnh tranh: bằng nhiều cách 

•          Bằng sản phẩm: đưa ra sản phẩm chất lượng cao hơn, bao bì đẹp hơn.

•          Bằng giá: định giá thấp hơn đối thủ, bớt giá.

•          Bằng hệ thống phân phối: ưu đãi cho những thành viên trong kênh phân phối cao hơn đối thủ.

•          Bằng quảng cáo và khuyến mãi.

•          Ðối với sau bán hàng tốt hơn.

•          Phương thức chi trả thuận lợi hơn.

  Khi nghiên cứu cạnh tranh, cần xác định:

•          Ai là đối thủ của mình.

•          Ðối thủ từ đâu đến?, nếu đối thủ từ nước khác đến như mình nhà xuất khẩu tìm cách cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng; nếu đối thủ ở ngay nước sở tại, nhà xuất khẩu có thể thành công bằng sản phẩm mới chất lượng cao hơn.

•          Ðối thủ có lợi thế gì và nhà xuất khẩu có lợi thế gì hơn đối thủ.

•          Có chỗ nào cho Công ty và đối thủ cùng hợp tác với nhau hay không?

5. Môi trường văn hóa - xã hội:

•          Ảnh hưởng đến hành vi thái độ của khách hàng, nó là những yếu tố hợp thành thị trường. Sự khác biệt nhau về văn hóa sẽ ảnh hưởng đến cách thức giao dịch loại sản phẩm mà người ta yêu cầu, hình thức quảng cáo và khuyến mãi nào có thể được chấp nhận. Nói cách khác văn hóa là một biến số môi trường ảnh hưởng đến mọi hoạt động của Marketing.

•          Ðặc điểm văn hóa - xã hội khác nhau ở các nước thường được thể hiện ở các mặt như quan niệm về thời gian, không gian, ngôn ngữ, tôn giáo. Hiểu rõ những nét đặc trưng của từng nền văn hóa là cơ sở để tạo nên sản phẩm phù hợp với nhu cầu và chủ động trong đàm phán kinh doanh, cố áp đặt lên đối tác của mình những cách cư xử cũng như của mình, là một cách trực tiếp gây khó chịu cho khách hàng và có thể rất dễ thất bại trong kinh doanh.

•          Tuy trong quá trình nghiên cứu về văn hóa, cần nghiên cứu các gốc độ ngôn ngữ tôn giáo, tổ chức xã hội, truyền thống. Tổ chức tạo thành xã hội: gia đình, chủng tộc, giai cấp, các hiệp hội, ảnh hưởng đến tập  quán của người tiêu dùng.
 

 

( Sưu tầm trên Internet)

  • Chương I: Marketing và marketing quốc tế
  • 2. Marketing Quốc Tế (International Marketing)
  • II. Tại sao phải tham gia vào thị trường quốc tế
  • III. Quá trình tiến hành Marketing xuất khẩu
  • IV. 9 điểm cần ghi nhớ đối với nhà marketing xuất nhập khẩu
  • Chương II: Nghiên cứu thị trường thế giới
  • II. Tổng quan một số thị trường chính trên thế giới
  • III. Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN
  • D. Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA)
  • IV. Phương pháp nghiên cứu thị trường thế giới
  • V. Chuyến đi ra nước ngoài nhằm mục đích kinh doanh
  • Chương III: Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới
  • II. Những chiến lược thâm nhập thị trường thế giới
  • 2. Các hình thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài (Production in Foreign Countries)
  • 3. Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới tại khu thương mại tự do: