- Chương IV: Chính sách sản phẩm quốc tế
Ðối với tất cả các loại công ty, từ công ty xuất khẩu nhỏ nhất đến công ty xuất khẩu đa quốc gia lớn nhất, chính sách sản phẩm được quan tâm ở mọi cấp quản lý. Mặc dù những nhà lãnh đạo cao nhất phải đưa ra những quyết định về sản phẩm, nhưng trong thực tế họ phải dựa vào bộ phận marketing quốc tế để có được những thông tin, như thông tin về phân tích nhu cầu của thị trường, để thiết kế sản phẩm cũng như đưa ra các quyết định có liên quan đến những đặc tính của sản phẩm, dãy sản phẩm (product line), hệ sản phẩm (product mix), nhãn hiệu, bao bì.
- I. Chính sách sản phẩm
- II. Quá trình hình thành và phát triển một sản phẩm
Sau cùng, công ty có thể tạo ra một sản phẩm mới bằng cách phát triển phần bên trong của sản phẩm, Toyota, Nissan đã phát triển các loại xe hơi Lexus, Infiniti, Respectively bằng sự đầu tư, cải tiến. Tiến hành phát triển sản phẩm từ bên trong có thể được xem là một quá trình tiến hoá từ ý tưởng chung đến việc phân tích thương mại, đến phát triển, đến thương mại hóa sản phẩm hoặc giới thiệu sản phẩm, mỗi giai đoạn được tiếp tục thực hiện tạo thêm rất nhiều tốn kém ở khía cạnh tiền bạc lẫn thời gian.
- 2. Quá trình phát triển sản phẩm mới: (New product development process)
- 3. Quản lý chất lượng
TQM đã và đang được xem là một vũ khí chiến lược đối với các công ty muốn sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ so với đối thủ cạnh tranh của họ; các công ty Nhật Bản là một thí dụ điển hình, họ đang có khuynh hướng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TQM để đầu tư, điều chỉnh lại toàn bộ quy trình sản xuất từ R & D đến tiếp thị và các dịch vụ có liên quan nhằm tránh mọi sai sót, với hệ thống này sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường nhanh hơn, giảm thiểu tối đa mọi thiếu sót và đặc biệt là hạ được chi phí sản xuất từ 10%-50%.
- 4. Nghiên cứu và phát triển : (Research & Development)
R & D là một nghiên cứu khoa học vừa lý thuyết vừa ứng dụng, chọn lọc và thay đổi các quan niệm và các mẫu nghiên cứu hướng đến sự phát triển cuối cùng của quá trình thương mại và của sản phẩm. Vì vậy, R & D vừa khám phá các phương pháp kỹ thuật sản xuất mới và các sản phẩm mới vừa đưa các phát minh này ra thị trường.
- III. Quyết định hệ sản phẩm (Product mix decision)
Hãy thành lập ma trận BCG về danh sách vốn đầu tư và đề ra quyết định chiến lược của công ty đối với mỗi dãy sản phẩm.
- 2. Từng giai đoạn của sản phẩm trong chu kỳ sống
Chu kỳ sống của một sản phẩm tại thị trường nội địa hoặc tại một thị trường nhất định nào đó thường thì có 4 giai đoạn: giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và suy thoái
- 3. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm hay sản phẩm được sản xuất thích nghi với yêu cầu của thị trường
Nếu một công ty chỉ sản xuất ra một hệ sản phẩm theo một tiêu chuẩn giống nhau, một kiểu dáng giống nhau, một chất lượng giống nhau, cùng một lúc chào hàng cho thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngoài, cách làm này gọi là chiến lược sản phẩm toàn cầu hay còn gọi là tiêu chuẩn hóa sản phẩm.
- IV. Bao bì
Tại Ðức đã có một đạo luật quy định về bao bì như quy định của Châu âu và đã có hiệu lực từ năm 1991. Và hiện đã có Công ty DSD của Ðức giúp làm giảm nhẹ gánh nặng cho các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu và các kênh phân phối trong việc chấp hành đạo luật này. Ðó là công ty DSD sẽ cấp phép cho các nhà sản xuất in dấu hiệu Green Dot lên bao bì của sản phẩm.
- V. Nhãn hiệu
Nhãn hiệu (Brand) là một cái gì đó để nhận biết sản phẩm của người sản xuất và phân biệt chúng với sản phẩm của các nhà sản xuất khác. Nhãn hiệu có thể là một chữ, một hay nhiều mẫu tự, một nhóm chữ, một biểu tượng, một kiểu dáng hoặcmột sự kết hợp nào đó giữa chúng.
- Chương V: Định giá sản phẩm quốc tế
Thông thường chi phí là nhân tố quyết định để hình thành giá cả. Ðịnh giá dựa trên cơ sở chi phí là một phương pháp đơn giản, đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp trong điều kiện thiếu thông tin về khả năng và sức mua của khách hàng.
- III. Chiến lược định giá xuất khẩu cơ bản
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với chính sách định giá và không có một chính sách tối ưu hoặc các phương pháp sẵn có để áp dụng cho mọi tình huống hoặc ở một số thị trường nước ngoài nào đó. Chính sách định giá là một vấn đề làm thế nào càng có nhiều thông tin càng tốt về giá trị sản phẩm đối với nhiều tầng lớp người tiêu dùng (khách hàng) khác nhau ở các thị trường khác nhau.
- IV. Mối quan hệ của các chính sách giá xuất khẩu đối với giá nội địa
Phương diện thứ hai của chính sách giá đối với nhà quản lý tiếp thị xuất khẩu là một mối liên hệ của chính sách giá xuất khẩu đối với chính sách (hoặc các chính sách) giá nội địa của công ty. Nhà quản trị phải quyết định các mức giá cao hơn, bằng hoặc thấp hơn giá nội địa. Có những lập luận thậm chí đối nghịch nhau để chúng ta chọn lựa.
- V. Chào giá (The Price Quotation)
Giá xuất khẩu được chào bởi nhiều cách khác nhau. Có hai hệ thống chủ yếu cho việc chào giá được gọi là các điều khoản thương mại. Việc sử dụng các điều khoản như: FOB, FAS, C&F và CIF rất quan trọng về mặt cụ thể hóa không chỉ bổn phận và trách nhiệm pháp lý cuối cùng của nhà xuất khẩu (và bổn phận và trách nhiệm pháp lý bắt đầu của người mua) mà chúng còn quyết định các chi phí mà nhà xuất khẩu sẽ gánh chịu.