Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chương III: Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới

CHƯƠNG III:   CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
(Entry strategies to World Market)
 
I.  NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ÐẾN LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP  THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI    

Chiến lược này được hiểu là một hệ thống những quan điểm mục tiêu định hướng, những phương thức thâm nhập thị trường trong các chiến lược marketing để đưa sản phẩm thâm nhập có hiệu quả vững chắc ở thị trường thế giới, cần chú trọng những vấn đề:

•        Xây dựng những quan điểm mục tiêu định hướng thâm nhập thị trường thế giới  một cách hợp lý bởi vì những quan điểm mục tiêu  định hướng này chỉ ra phương hướng phát triển chung cùng với mục tiêu  cần phải đạt được trong một giai đoạn nhất định của quá trình thâm nhập thị trường thế giới . Vì vậy, từng doanh nghiệp xuất nhập khẩu  khi xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường thế giới phải quán triệt những quan điểm mục tiêu  định hướng thâm nhập thị trường thế giới của cả nước, của địa phương nhằm đảm bảo phát triển xuất khẩu theo mục tiêu đã định.

•        Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương thức thâm nhập thị trường thế giới  của các doanh nghiệp và lựa chọn phương thức thâm nhập hợp lý.

•        Xây dựng và thực hiện những chiến lược marketing mix trong từng giai đoạn cụ thể.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược:

•        Ðặc điểm của thị trường: đặc điểm tổng quát của thị trường mục tiêu là điều chính yếu cần xem xét khi xây dựng cách thức thâm nhập vì môi trường cạnh tranh kinh tế-xã hội, chính trị, luật pháp ở các nước thường không giống nhau.

•        Ðặc điểm của sản phẩm: tính thương phẩm của hàng hóa. Những hàng hóa dễ hư hỏng đòi hỏi mua bán trực tiếp nhanh, tổ chức phân phối nhanh; những sản phẩm có giá trị cao, cần kỹ thuật cao cấp đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp, giải thích phẩm chất của sản phẩm, yêu cầu dịch vụ sau bán hàng. Những sản phẩm cồng kềnh đòi hỏi giảm thiểu đoạn đường chuyên chở.

•        Ðặc điểm của khách hàng: số lượng khách hàng, sự phân tán theo vùng, lợi tức tập quán mua hàng, môi trường văn hóa mà họ chịu ảnh hưởng.

•        Ðặc điểm của hệ thống trung gian: thường thì các nhà trung gian chỉ chọn lựa những sản phẩm có nhãn hiệu bán chạy, hoa hồng cao và đây là một điều trở ngại lớn cho các nhà sản xuất  nào muốn thâm nhập thị trường mới với sản phẩm mới.

•        Tiềm lực các doanh nghiệp: là nhân tố chủ quan nói lên khả năng và điều kiện của doanh nghiệp trong tiến trình thâm nhập thị trường.

Ðối với các công ty đa quốc gia trên thế giới có tiềm lực mạnh, có thể thực hiện chiến lược thâm nhập từng thị trường khác nhau trên cơ sở chủ động lựa chọn các phương thức thâm nhập theo khả năng của doanh nghiệp, nhưng đối với các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, trung bình, trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng tài chính hạn chế không nên lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường bằng việc tổ chức sản xuất ở nước ngoài. Trong trường hợp này những doanh nghiệp đó phải lựa chọn phương thức duy nhất là xuất khẩu sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp ra thị trường nước ngoài.
 

 

(Sưu tầm trên Internet)

  • Chương I: Marketing và marketing quốc tế
  • 2. Marketing Quốc Tế (International Marketing)
  • II. Tại sao phải tham gia vào thị trường quốc tế
  • III. Quá trình tiến hành Marketing xuất khẩu
  • IV. 9 điểm cần ghi nhớ đối với nhà marketing xuất nhập khẩu
  • Chương II: Nghiên cứu thị trường thế giới
  • II. Tổng quan một số thị trường chính trên thế giới
  • III. Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN
  • D. Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA)
  • IV. Phương pháp nghiên cứu thị trường thế giới
  • V. Chuyến đi ra nước ngoài nhằm mục đích kinh doanh
  • Chương III: Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới
  • II. Những chiến lược thâm nhập thị trường thế giới
  • 2. Các hình thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài (Production in Foreign Countries)
  • 3. Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới tại khu thương mại tự do: