Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Alibaba tấn công thị trường Ấn Độ, Nhật Bản

Đồng nhân dân tệ lên giá cộng với hoạt động xuất khẩu hàng hoá chậm lại đang khiến Alibaba.com, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc đại lục, hướng ra thị trường nước ngoài.

Alibaba.com đang cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho các công ty xuất khẩu vừa và nhỏ, kiểm soát Yahoo! Trung Quốc, và điều hành trang đấu giá trực tuyến hàng tiêu dùng lớn nhất Trung Quốc - Taobao.

Alibaba đã huy động 1,5 tỷ USD trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) hồi tháng 11 năm ngoái. Giá cổ phiếu của Alibaba trên thị trường chứng khoán Hồng Kông đã tăng tới 290% ngay trong ngày đầu tiên giao dịch, nhưng từ đó đến nay, đã giảm 65% do những lo ngại của nhà đầu tư về sự lên giá của đồng nhân dân tệ, hoạt động xuất khẩu suy giảm và chi phí nhân công tăng cao.

Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi chủ tịch Alibaba, ông Jack Ma, tuyên bố công ty cần chuẩn bị kế hoạch cho cuối năm.

Thách thức khi vươn mình ra thế giới

Dù hôm 28/8 vừa qua đã gây ngạc nhiên cho nhà đầu tư khi công bố lợi nhận công ty tăng 136% lên 102 triệu USD, trên tổng doanh thu 207 triệu USD, nhưng ban giám đốc Alibaba hiểu rõ nhiều khó khăn vẫn đang ở phía trước. Và đó là lý do tại sao Alibaba cố gắp giảm sự phụ thuộc doanh thu vào thị trường trong nước, bằng cách mở rộng hoạt động ra phạm vi toàn cầu. “Chúng tôi may mắn khi có sự khởi đầu tại Trung Quốc, nguồn cung cấp hàng hoá lớn nhất thế giới. Nhưng như thế vẫn chưa đủ,” ông David Wei, Giám đốc điều hành phân nhánh thương mại B2B của Alibaba, nói

Điểm dừng chân đầu tiên của Alibaba trên hành trình chinh phục thế giới sẽ là Nhật Bản - đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Hồi tháng 7, công ty đã lập liên doanh với tập đoàn công nghệ thông tin Softbank của Nhật Bản, một cổ đông của Alibaba. Trong tháng 8 vừa qua, Alibaba lại ký biên bản ghi nhớ với 3 đối tác Hàn Quốc để khởi động một dịch vụ thương mại điện tử bằng tiếng Hàn Quốc.

Trước đó, vào tháng 5, Alibaba đã hợp tác với công ty Infomedia India nhằm thu hút đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ấn Độ.

“Trung Quốc ngày càng ít cạnh tranh, và Ấn Độ là sự lựa chọn mới của chúng tôi,” ông Arthur Chang, Phó Chủ tịch phụ trách bán hàng toàn cầu của Alibaba, nói.

Tuy nhiên, thị trường Ấn Độ có những thách thức riêng. Số lượng người dùng internet ở Ấn Độ khá khiêm tốn nếu so với Trung Quốc, hạ tầng băng thông rộng cũng chưa phát triển, và lĩnh vực thương mại điện tử chưa phổ biến. Nhưng Alibaba tin vào tiềm năng phát triển tại đây, với những doanh nhân trẻ như Ansif Ahsaraf, 24 tuổi, chủ tịch của Paradise Group, nhà sản xuất các vật liệu dùng trong ống nhựa PVC và lốp cao su ở thành phố Cochin, miền nam Ấn Độ.

Asharaf đã dựa vào trang Alibaba để gây dựng doanh nghiệp và mới đây họ vừa mở thêm văn phòng tại Thượng Hải, Hồng Kông và Đài Loan. “Thương mại điện tử sẽ phát triển rực rỡ tại Ấn Độ. Mọi người đang ngày càng có thái độ cởi mở hơn với công nghệ,” Asharaf tự tin dự đoán.

(Theo Dân trí)

  • EPA Việt-Nhật: Cơ hội cho nông-thủy sản Việt Nam
  • Tập đoàn thép Nhật muốn xây nhà máy 5 tỷ USD
  • Việt Nam-Nhật Bản hoàn tất đàm phán EPA
  • Nhật Bản luôn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam
  • Liên doanh INAX đưa nhà máy thứ tư vào hoạt động
  • Tăng cường hợp tác địa phương Việt Nam-Nhật Bản
  • Marubeni mua sản phẩm của nhà máy dầu Dung Quất
  • Gia hạn Hiệp định do Nhật Bản tài trợ
  • Indonesia, Nhật Bản và Trung Quốc - thị trường chính cung cấp kính xây dựng cho Việt Nam
  • Kinh tế Nhật Bản đang suy giảm mạnh
  • Xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản: Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần đảm bảo chất lượng hàng hoá
  • Kinh tế Nhật Bản đang suy giảm mạnh
  • Kinh tế Nhật Bản đối mặt với đợt suy giảm mạnh
  • Alibaba tấn công thị trường Ấn Độ, Nhật Bản
  • Nhập khẩu tôm của Nhật năm 2007