Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập khẩu tôm của Nhật năm 2007

Năm 2007, nhập khẩu tôm đông lạnh sống của Nhật Bản ở mức thấp kỉ lục. Nguồn cung loại này giảm ở hầu hết các nước trừ Thái Lan (+31%) và Trung Quốc (vẫn giữ mức cũ)...

Các xu hướng năm 2007
Tổng nhập khẩu tôm của Nhật Bản năm 2007 đã giảm 8,25% so với năm 2006, tức là giảm gần 25.000 tấn. Con số chính thức mà Hải Quan Nhật công bố cho thấy năm 2007, tổng nhập khẩu thủy sản Nhật là 267.222 tấn, trị giá 248,45 tỷ yên (2,25 tỷ USD) so với 301.078 tấn trị giá 290,89 tỷ yên (2,49 tỷ USD) năm 2006.
Tôm đông lạnh nhập khẩu giảm mạnh (-22.695 tấn), là nguyên nhân chính dẫn đến nhập khẩu thủy sản Nhật sụt giảm. Mức tăng trưởng giảm như trên đã cho thấy giai đoạn 1998-2006 là thời kì hoàng kim trong của thị trường thủy sản Nhật. Đây rất có thể là dấu hiệu của xu hướng thị trường đang dần ứ đọng do nhu cầu thuỷ sản tại thị trường Nhật co lại.
Nhập khẩu tôm của Nhật Bản 1998-2007 (tấn)
Loại sản phẩm
2003
2004
2005
2006
2007
Sống
293
383
271
184
167
Tươi và ướp lạnh
19
33
19
7
0,4
Sống và đông lạnh
233.195
241.445
232.443
229.952
207.279
Khô, ướp muối
1.977
2.351
2.008
2.035
1.648
Chế biến và đông lạnh
13.927
16.745
17.051
18.269
17.893
Chế biến và hun khói
453
618
422
414
342
Sơ chế
33.361
39.642
42.181
50.013
48.156
Sushi (kèm cơm)
92
341
263
204
144
Tổng
283.318
301.068
294.658
301.078
276.222
Số liệu nhập khẩu tôm cho thấy năm 2007, tăng trưởng của các sản phẩm tôm giá trị gia tăng của Nhật ngừng trệ. Trung Quốc đã mở rộng thị phần của mình ở mặt hàng tôm thành phẩm ở thị trường Nhật Bản trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, nỗi lo sợ về các chất hoá học cấm trong thực phẩm xuất phát từ Trung Quốc có thể làm xu hướng này thay đổi, ít nhất là trong một thời gian ngắn.
Yếu tố này cùng với “Hiệp định Thương mại Tự do Nhật Bản - Thái Lan” được kì vọng sẽ thúc đẩy Nhật nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm tôm giá trị gia tăng của Thái Lan trong năm 2008. Các nước khác với các chương trình kiểm soát chất lượng nghiêm khắc cũng sẽ bán được nhiều các sản phẩm giá trị gia tăng sang Nhật.
Tuy nhiên, nhu cầu thị trường sụt giảm đối với loại tôm nguyên vỏ sẽ vẫn còn tiếp diễn, ảnh hưởng đến xuất khẩu của loại sản phẩm này, đặc biệt là các nước Châu Á.
Năm 2007, nhập khẩu tôm đông lạnh sống của Nhật Bản ở mức thấp kỉ lục. Nguồn cung loại này giảm ở hầu hết các nước trừ Thái Lan (+31%) và Trung Quốc (vẫn giữ mức cũ). Các nước Việt Nam và Inđônêxia sụt giảm phần nào là do mối lo sợ vì dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản hai nước này. Nhập khẩu từ Ấn Độ, Philippin, Mianma và Bănglađét cũng giảm, thể hiện rõ nhất ở con tôm sú.
Nhập khẩu tôm nước lạnh chiếm gần 12% tổng cung loại này, giảm 17,6% so với năm 2006 từ tất cả các nguồn xuất khẩu. Đồng Euro mạnh và thị trường EU đã thu hút rất nhiều nhà sản xuất tôm nước lạnh so với thị trường Nhật.
Nhập khẩu tôm đông lạnh sống vào Nhật
từ tháng 1-12/2006-2007 (tấn)
Xuất xứ
Tháng 12
Tháng 1-12
2007
2006
2007
2006
Việt Nam
4 289
4 207
40 041
51 133
Inđônêxia
3 153
3 653
37 080
43 665
Trung Quốc
2 820
3 313
23 977
22 810
Thái Lan
2 642
1 821
26 380
20 097
Ấn Độ
1 973
2 360
27 025
28 546
Mianma
836
800
8 021
8 847
Philippin
504
529
4 259
5 332
Malaixia
404
341
4 178
3 145
Bănglađét
297
370
2 568
4 001
Ôxtrâylia
243
423
1 904
3 154
Pakixtan
109
83
392
437
Sri Lanka
50
125
1 362
1 329
Papua N G
25
17
358
307
Iran
8
0
8
0
Êcuađo
65
90
722
761
Braxin
88
104
689
1 027
Mêhicô
119
211
677
528
Môdămbích
24
99
323
1 217
Mađagaxca
51
32
495
1 106
Nga
1 114
1 349
8 903
9 518
Canađa
526
471
7 554
8 665
Greenland
708
571
5 427
6 788
Na Uy
16
0
42
144
Đan Mạch
13
26
156
422
Ai len
0
0
0
203
Áchentina
183
1 337
1 894
3 366
Nước khác
176
366
1 822
3 404
Tổng
20 436
22 698
207 257
229 952
Nguồn cung
Thái Lan: Bị ảnh hưởng do giá cả thị trường đi xuống, Hiệp hội Nông dân nuôi tôm Thái đã công bố cắt giảm 6% sản lượng trong năm nay, tương đương với 30.000 tấn, đặc bệt là tôm chân trắng, loại tôm chiếm 90% sản lượng tôm Thái. Thái Lan là nhà sản xuất tôm chân trắng lớn thứ hai ở Châu Á, chỉ sau Trung Quốc.
Ấn Độ: Ấn Độ đã cho phép nuôi và kinh doanh tôm chân trắng. Ba trại nuôi ở Vizag đã chạy thử nghiệm loại tôm này.
Trung Quốc: Lượng tiêu thụ tôm và các sản phẩm giá trị gia tăng được dự đoán sẽ bùng nổ ở Trung Quốc trong thời gian tết âm lịch vào hồi tháng Hai đã không thành hiện thực do thời tiết xấu và mùa đông khắc nghiệt trên khắp đất nước. Đây có thể là lý do khiến tôm của Trung Quốc tồn nhiều hơn mọi năm.
Diện mạo
Nhu cầu của người tiêu dùng đối với tôm tại Nhật Bản cần phải được cải thiện do những lý do kể trên. Những vụ ngộ độc thực phẩm có liên quan đến các thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc đã gây ảnh hưởng đến thị trường thuỷ sản toàn cầu. Lo lắng của người tiêu dùng dự kiến sẽ còn kéo dài cho đến khi các nhà chức trách làm rõ sự việc. Do vậy, nhập khẩu sản phẩm giá trị gia tăng từ Trung Quốc sẽ hạn chế.
Lượng tồn kho tôm sú hiện tại đang cân bằng với nhu cầu. Tuy nhiên, có thể thấy rằng mùa thu hoạch tôm sú tiếp theo sẽ ít hơn năm ngoái và nguồn cung giảm là điều có thể dễ dàng nhận thấy.

(Theo Vasep)

  • EPA Việt-Nhật: Cơ hội cho nông-thủy sản Việt Nam
  • Tập đoàn thép Nhật muốn xây nhà máy 5 tỷ USD
  • Việt Nam-Nhật Bản hoàn tất đàm phán EPA
  • Nhật Bản luôn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam
  • Liên doanh INAX đưa nhà máy thứ tư vào hoạt động
  • Tăng cường hợp tác địa phương Việt Nam-Nhật Bản
  • Marubeni mua sản phẩm của nhà máy dầu Dung Quất
  • Gia hạn Hiệp định do Nhật Bản tài trợ
  • Indonesia, Nhật Bản và Trung Quốc - thị trường chính cung cấp kính xây dựng cho Việt Nam
  • Kinh tế Nhật Bản đang suy giảm mạnh
  • Xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản: Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần đảm bảo chất lượng hàng hoá
  • Kinh tế Nhật Bản đang suy giảm mạnh
  • Kinh tế Nhật Bản đối mặt với đợt suy giảm mạnh
  • Alibaba tấn công thị trường Ấn Độ, Nhật Bản
  • Nhập khẩu tôm của Nhật năm 2007