Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, điểm “lợi” nhất trong bản Hiệp định Đối tác kinh tế (EPA) Việt Nam-Nhật Bản - vừa được hoàn tất thỏa thuận nguyên tắc, là cơ hội để hàng nông, lâm, thủy, hải sản của Việt Nam vào Nhật Bản được mở rộng hơn rất nhiều.
Nhiều chủng loại thủy sản của Việt Nam hiện chưa được nhập vào thị trường Nhật Bản hoặc nhập vào Nhật Bản với thuế suất cao, thì với EPA, các mặt hàng này sẽ vào Nhật Bản với thuế suất thấp hơn. Cơ hội cũng đến với một số mặt hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, da giày, đồ gỗ, gốm sứ, dây và cáp điện.
Ngược lại, Việt Nam cũng sẽ mở cửa một số hàng hóa công nghiệp của Nhật Bản. Mức thuế nhập khẩu cụ thể đang được tính toán thêm nhưng theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, sẽ không thấp hơn so với mức thuế nhập khẩu mà Việt Nam đã đạt được với Trung Quốc, Hàn Quốc.
Theo Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, tuy đến cuối năm Hiệp định EPA Việt Nam-Nhật Bản mới được ký kết nhưng ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cần xúc tiến mạnh mẽ và chủ động hơn trong việc nghiên cứu, nắm bắt những cơ hội kinh doanh từ thị trường Nhật Bản để đến lúc Hiệp định được ký kết, doanh nghiệp đã chuẩn bị kỹ và có thể tăng ngay lượng hàng xuất khẩu vào thị trường này.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thì khuyên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nội dung vì Hiệp định có rất nhiều phụ lục, bảng biểu đi theo, nhất là mã số thuế, mã số hàng hóa... để không bị trục trặc trong quá trình xuất khẩu. Bộ Công thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành có chương trình phổ biến rộng rãi Hiệp định, tổ chức hội thảo, tọa đàm để cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan hiểu rõ hơn nội dung của Hiệp định.
Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần phải đảm bảo chất lượng hàng hóa, nhất là với nhóm hàng nông-lâm-thủy-hải sản, hàng tiêu dùng. Yêu cầu chất lượng hàng hóa tại Nhật Bản rất cao và khắt khe, hơn nữa thị trường này hội tụ rất nhiều đối thủ cạnh tranh hàng hóa, cạnh tranh doanh nghiệp và cả cạnh tranh quốc gia vì thế ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải thiết lập được mạng lưới nhập khẩu ổn định lâu dài thì mới có thể đẩy mạnh hàng xuất khẩu.
Theo Tham tán, cơ hội xuất khẩu hàng vào Nhật Bản còn rất lớn vì những năm gần đây xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản từ nước ngoài.
Theo Bộ Công thương, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch đạt hơn 12 tỷ USD/năm, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 và và là nguồn đầu tư trực tiếp hàng đầu của Việt Nam. Trong năm nay, kim ngạch thương mại của hai nước sẽ đạt hơn 15 tỷ USD, vượt trước thời hạn 2 năm so với mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra vào năm 2010.
Dự kiến, kim ngạch thương mại của hai nước sẽ gia tăng mạnh mẽ sau khi Hiệp định EPA Việt Nam-Nhật Bản được ký kết.
(Theo Thông tấn xã Việt Nam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com