Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
GDP của Nhật Bản đã co lại 2,4% trong quý 2 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, làm dấy lên những lo ngại về khả năng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới rơi vào suy thoái lần đầu tiên trong 6 năm trở lại đây.
Thông tin này vừa được Văn phòng Nội các Nhật công bố ngày hôm nay (13/8).
Quý 1 vừa qua, kinh tế Nhật tăng trưởng với tốc độ 3,2%. Do đó, việc GDP nước này tăng trưởng âm 2,4% trong quý 2 đánh dấu một sự sụt giảm lớn. Nếu xét theo quý, GDP quý 2 giảm 0,6% so với quý 1, so với mức tăng 0,8% của quý 1 so với quý 4 năm ngoái.
Đây là lần đầu tiên kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm trong 4 quý vừa qua và được coi là một bằng chứng rõ nét cho thấy thời kỳ tăng trưởng 6 năm của Nhật Bản đã đi tới hồi kết.
Khu vực xuất khẩu - đầu tàu của nền kinh tế Nhật Bản, đã sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2001 tới nay, phản ánh những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế Đông Á này. Xuất khẩu quý 2 của Nhật giảm 2,3%, đánh dấu lần đầu tiên giảm trong 3 năm, trong khi nhập khẩu cũng giảm 2,8%.
Một mối lo khác của kinh tế Nhật hiện nay là việc nhu cầu trong nước đi xuống, với mức giảm 0,2% trong quý 2, sau khi đã giảm 0,3% trong quý 1. Nhân tố chính dẫn tới nhu cầu ảm đạm này là mức sụt giảm 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái trong lĩnh vực đầu tư tư nhân vào địa ốc do tác động từ việc Chính phủ Nhật thắt chặt các tiêu chuẩn xây dựng từ tháng 7 năm ngoái.
Chi tiêu tiêu dùng, lĩnh vực chiếm hơn một nửa kinh tế Nhật, đã giảm 0,5% so với quý trước.
Trước khi những số liệu thống kê mới nhất này được công bố, đã có một loạt số liệu khá u ám khác về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Báo cáo kinh tế hàng tháng của Chính phủ Nhật công bố tuần trước đánh giá kinh tế Nhật Bản “đang yếu đi”. Mặc dù tránh dùng cụm từ “suy thoái”, báo cáo lần đầu tiên trong hơn 6 năm qua không đề cập tới vấn đề phục hồi của nền kinh tế.
Sản lượng công nghiệp của Nhật trong tháng 6 giảm 2,2% so với tháng trước do nhu cầu của các thị trường nước ngoài giảm sút, tác động tiêu cực tới các nhà xuất khẩu của nước này.
Hãng sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật là Toyota mới đây cho biết lợi nhuận quý 2 của hãng sụt 28% so với năm ngoái và dự báo năm nay sẽ là năm đầu tiên mà lợi nhuận của hãng đi xuống trong vòng 7 năm qua do doanh số ảm đảm tại Bắc Mỹ và giá đầu vào tăng.
Lạm phát là một vấn đề đau đầu khác của Nhật Bản. Tốc độ lạm phát tăng cao đang xói mòn niềm tin tiêu dùng của nước này. Chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Nhật trong tháng 7 đã rơi xuống mức thấp kể từ khi Chính phủ bắt đầu theo dõi số liệu này từ năm 1982.
Theo các nhà quan sát, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc và giá đầu vào tăng cao, sự suy giảm của kinh tế Nhật Bản sẽ còn tiếp tục sáng quý 1 năm sau.
Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản cũng đang tỏ ra rất lo lắng. Đầu tuần này, Chính phủ Nhật đã công bố dự thảo một kế hoạch kích thích kinh tế trọn gói khẩn cấp nhằm giúp nền kinh tế đối phó với giá dầu và các hàng hóa khác leo thang. Các biện pháp trong kế hoạch này bao gồm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trợ giá cho các ngành công nghiệp tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu và giảm phí đường quốc lộ.
Theo dự đoán của nhiều nhà kinh tế, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) nhiều khả năng sẽ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề kinh tế suy giảm hơn là lạm phát tăng. Dự báo, BoJ sẽ duy trì lãi suất đồng Yên ở mức 0,5% vào cuộc họp tuần tới.
Nhật Bản là nước thứ 3 trong nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 có GDP co lại trong năm nay, sau Canada và Italy
(Theo Internet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com