Tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII tổ chức, ngày 25/11, đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu các cấp, các ngành khẩn trương khắc phục các mặt yếu kém, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội ngay từ tháng đầu, quý đầu năm 2009; phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP cả năm ở mức từ 10% trở lên.
Hội nghị đã tập trung trao đổi, bàn các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 , trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu (không tính dầu thô) đạt mức tăng 22%, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 130.700 tỷ đồng, thu ngân sách trên địa bàn 122.327 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 270.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp còn 5,3%, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới (thu nhập bình quân dưới 12 triệu đồng/người/năm) giảm còn 13,8%.
Thành phố phấn đấu duy trì tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng sức cạnh tranh, hiệu quả của kinh tế thành phố hướng đến phát triển bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến độ thực hiện 12 chương trình công trình trọng điểm, 5 công trình mang tính đòn bẩy. Đồng thời chấn chỉnh, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội, tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc của nhân dân; nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện chương trình cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm; chủ động phòng ngừa, xử lý các vụ khiếu kiện, đình công và đấu tranh kéo giảm tội phạm để giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.
Hội nghị thống nhất nhận định: Trong năm 2008 này, trong số 20 chỉ tiêu chủ yếu thuộc các nhóm chỉ tiêu kinh tế, xã hội, đô thị và môi trường mà Thành ủy, HĐND thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua đầu năm, dự báo khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) chỉ đạt 11% nhưng có 15 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, trong đó đáng kể nhất là các chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu không kể dầu thô (đạt 12,214 tỷ USD - tăng 24,3% so với năm 2007), tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (đạt 114.500 tỷ đồng, tăng 20,4%), tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (đạt 110.398,4 tỷ đồng, tăng 23,16%), đầu tư trực tiếp nước ngoài kể cả tăng vốn đạt 8,244 tỷ USD, tăng gấp 4,25 lần và giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới (dưới 6 triệu đồng/người/năm) xuống chỉ còn 0,6%.
Tuy nhiên, do trong nước lạm phát tăng cao, kinh tế thế giới suy thoái đã tác động rất lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân ; tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại và tăng thấp hơn năm 2007, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế chuyển biến chậm; việc chăm lo đời sống cho người dân chưa theo kịp mức tăng chỉ số giá tiêu dùng.
Chỉ tiêu xuất khẩu lao động đặt ra trong năm 2008 đã gần như hoàn thành, tuy nhiên trong năm 2009 có thể sẽ gặp những khó khăn mới do tình hình suy thoái kinh tế trên toàn cầu.
Khủng hoảng tài chính ở Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến hàng dệt may (DM) của các nước châu Á xuất khẩu (XK) vào thị trường Mỹ và các nước EU giảm mạnh, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù Bộ NN-PTNT đã lên 3 kịch bản về khủng hoảng tài chính toàn cầu để có biện pháp đối phó, song, cả 3 kịch bản này đều dẫn tới hệ quả: xuất khẩu nông sản Việt Nam sụt giảm trong năm tới. Dù ở kịch bản nào, ngành cũng gặp vô vàn khó khăn không chỉ về xuất khẩu mà ngay cả trên sân nhà.
Năm 2009 đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam. Do đó, Chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện an sinh xã hội.
Thị trường Mỹ đang chiếm tỷ trọng lớn với khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm. Tuy nhiên, từ tháng 2/2009, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ khó khăn hơn.
Đây là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Thanh tra Chính phủ Nhân kỷ niệm 63 năm ngày thành lập ngành Thanh tra (23/11/1945- 23/11/2008)