Các nền kinh tế khu vực Mỹ Latin và Caribbean sẽ phải đối mặt với "một năm rất khắc nghiệt" trong 2009, một quan chức thuộc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) hôm 19/11 tuyên bố.
"Các yếu tố chính ảnh hưởng đến nền kinh tế của khu vực này là giá lương thực và năng lượng leo thang, khủng hoảng tài chính và sự thay đổi khí hậu", Rebeca Grynspan, Giám đốc khu vực Mỹ Latin và Caribbean của UNDP phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị "Mỹ Latin và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ".
Các yếu tố này, theo Grynspan, sẽ chủ yếu tác động tới các lĩnh vực du lịch, sản xuất, đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất khẩu trong vùng.
Grynspan kêu gọi các nước phát triển duy trì quan hệ hợp tác cũng như viện trợ với các nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Quan chức UNDP này cũng khuyến nghị các quốc gia trong khu vực tăng cường những nỗ lực để đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ.
Theo Grynspan, Chính phủ các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean nên bắt đầu hoặc mở rộng các chương trình phòng chống những vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp, trốn học hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục ảm đạm, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn vừa đưa ra nhận định về viễn cảnh kinh tế thế giới trong năm tới. Theo đó, cuộc khủng hoảng tài chính có thể sẽ còn tồi tệ hơn vào năm 2009 và không một quốc gia nào trên thế giới có thể thoát khỏi sự suy giảm tồi tệ này.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc dự kiến tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2009 có thể giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua do suy thoái kinh tế toàn cầu đang tác động tới xuất khẩu của nước này và làm giảm nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Hiện nay, nhiều loại ô tô đang giảm giá mạnh. Thế nhưng, các DN ôtô dự báo, năm 2009 giá xe sẽ tăng lên, trong khi sức mua suy giảm rõ rệt, điều này sẽ đẩy thị trường ôtô Việt Nam rơi vào cảnh hắt hiu, ảm đạm.
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Bà Sri Mulyani phát biểu trước Ủy ban XI Hạ viện (phụ trách về tài chính) cho biết nửa đầu 2009, kinh tế Indonesia sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Theo báo cáo Theo dõi Kinh tế châu Á tháng 12 (Asia Economic Monitor - AEM) của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), với việc nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với sự suy giảm lớn, khả năng phục hồi kinh tế của khu vực sẽ đứng trước thử thách do xuất khẩu giảm sút và nguồn vốn tư nhân sụt giảm.
Ngành hoá dầu thế giới có thể sẽ hồi phục vào năm tới, sức mua của người tiêu dùng sẽ tăng lên, giúp các hãng sản xuất các sản phẩm nhựa cải thiện lợi nhuận.
Công ty điều tra thị trường IDC cho biết, do kinh tế toàn cầu suy yếu nên nhu cầu máy tính cá nhân (PC) trong năm tới sẽ giảm, với doanh số bán PC toàn cầu chỉ tăng 3,8%, và doanh thu PC toàn cầu giảm 5,3%. Các con số này thấp hơn đáng kể so với mức dự đoán trước đó của công ty này về doanh số bán PC toàn cầu năm 2009 sẽ tăng 13,7% về số lượng và tăng 4,5% về giá trị.
Theo báo cáo của Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hàn Quốc (KOTRA), xuất khẩu của nước này trong năm 2009 sẽ tăng trưởng 10,3% nhờ xuất khẩu tàu thuỷ, máy móc và sản phẩm thép tăng vững. KOTRA dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của năm nay sẽ đạt 446 tỷ USD và năm tới sẽ là 490,6 tỷ USD.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho hay đang đối mặt với khả năng cầu nhiên liệu trên toàn thế giới trong năm tới tiếp tục sụt giảm mạnh do tác động của suy thoái kinh tế.
Giá khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) có thể giảm vào nửa cuối năm 2009 bởi cung vượt cầu, sau khi có nguồn cung mới từ Qatar, và nhu cầu của Nhật giảm xuống.
Tờ "Kinh tế nhật báo" cuối tuần (Hồng Công) dẫn lời ông David Turnbull, từng là Chủ tịch Cathay Pacific và hiện là Chủ tịch Seabury Asia (một tập đoàn tư vấn và đầu tư trong lĩnh vực hàng không, trụ sở tại Mỹ), nhận định rằng đến giữa năm 2009, các hãng hàng không châu Á sẽ bị giảm tới 20% doanh thu vận tải hàng hóa.
Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin nhận định kinh tế Nga sẽ bị tác động nặng nề nhất trong năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, song sẽ hồi phục vào năm 2010.
Bộ trưởng Tài chính thứ hai của Malaixia, Nor Mohamed Yakop cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay có thể kéo dài 2-4 năm nữa, và những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng này không thể "tồi tệ" bằng cuộc Đại suy thoái kinh tế tại Mỹ trong những năm 30 của thế kỷ trước.